Nhảy tới nội dung

Giục giã

Bài thơ Giục giã được trích từ tập thơ Gửi hương cho gió (1945). Sau này được NXB Hội nhà văn xuất bản lại vào năm 1992, ngoài ra bài thơ còn được in trong Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004.

Bài thơ: Giục giã (Xuân Diệu - Ngô Xuân Diệu)

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi; Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! thời gian không đứng đợi.
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.
Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,
Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ.

Vì chút mây đi, theo làn vút gió.
Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?
Sơm nay sương xê xích cả chân trời,
Giục hồng nhạn thiên di về cõi bắc.
Ai nói trước lòng anh không phản trắc;
Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?
- Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ,
Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lói;
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm,
Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự.
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...

Ý Nghĩa Bài Thơ Giục Giã

Về ý nghĩa, bài thơ thể hiện sự gấp gáp, vội vàng của nhà thơ với cuộc sống, luôn sống hết mình để có một cuộc đời huy hoàng. Qua bài thơ, ta thấy rõ được cảm xúc của một hồn thơ lâng lâng, rạo rực, luôn sống hết mình, tận hưởng và dâng hiến cho đời của Xuân Diệu.

Cảm nhận

"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt" hay "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối"

Khác chữ ’tắt’ với ’tối’ khác nhau đây phải nghĩ không thể dùng câu nói đã có sẵn không phải của bản thân, cứ ngẫm 2 chữ đi vào tổng hợp kết luận rôi lại tổng hợp kết luận còn theo mình ’tối’ nghĩa là đêm đen cho mình bồng bột toả sáng trong một thời gian rồi chìm vào bóng tối mất đi ánh sáng như vẫn để lại trong lòng người rằng ánh sáng đó đã từng tồn tại như vì sao khi lổ rồi chìm vào màn đêm vũ trụ vụ lổ đó đều được ghi vào lịch sử

Hợp lí thật, nếu xét là tắt thì lại mang đến cảm giác hụt hẫng mà không trọn vẹn. " Tắt " cảm giác như biến mất hoàn toàn, chiềm đắm hẵn vào màn đêm chứ cũng chả động lại một chút dư âm nào. Trong khi đó, " chợp tối " lại mang đến sự động lại, dẫu màn đêm có buông xuống thì người ta vẫn biết ban ngày đã trôi qua bởi " tối " và " sàng " thì thường trái ngược nhau nhưng lại có mối quan hệ liên quan, ánh sáng phải trôi qua thì màn đêm mới xuất hiện. Theo nghĩa của câu thì lại càng hợp lí, " ánh sáng " ở đây chả phải là " những phút huy hoàng " sao, " những phút " mà tác giả nói là những thời điểm vẫn còn rực rỡ ở đời người có thể nói là lúc mà cuộc đời của một con người "sáng "nhất. Lúc này mà có thêm " chợp tối " thì câu lại càng có mối liên hệ, mà khi đọc ta biết rằng cuộc đời hữu hạn của một con người ai rồi cũng sẽ có lúc " chợp tối " nhưng trước khoảng khắc đó thì luôn có những phút giây rực rỡ.

Nếu thay " tắt" vào thì mối quan hệ sẽ không còn đọc qua thì nghĩa tương đồng nhưng nếu phân tích thì bỗng cảm thấy khác nhau quá trời. Bên cạnh đó tác giả lại còn dùng cả từ " chợt ", một sự tinh tế lắm đó! " Chợt " miêu tả một khoảng khắc nhanh chóng, bất ngờ qua từ này mà ta cũng hiều đc sự hốt hoảng cùa tác giả đúng hơn là ở đa số kiếp người ngắn ngủi. Chả ai biết đc lúc nào màn đêm buông xuống, chả ai ngờ đc lúc nào " tình non sẽ già " và rồi khi ánh sáng vụt tắt ta chỉ có thể sợ hãi mà hoảng loạn chạy mãi trong màn đêm mà không có ánh đèn, cứ thế mà cố thích nghi với điều kiện " thiếu sáng "