Nhảy tới nội dung

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh THCS đầy đủ từ lớp 6 đến lớp 9

Ngữ pháp tiếng Anh THCS là một phần quan trọng khi con bước lên bậc học cao hơn, nơi mà kiến thức tiếng Anh cấp 2 được mở rộng và khám phá sâu hơn.

Và trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp các kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cấp 2 quan trọng. Từ đó, giúp phụ huynh và các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi bước vào các kỳ thi quan trọng và đạt được thành tích cao trong môn tiếng Anh.

Tóm tắt kiến thức tiếng Anh THCS

Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh THCS

Tiếng Anh THCS có nhiều sự khác biệt so với chương trình tiếng Anh tiểu học. Cụ thể, nội dung ngữ pháp tiếng Anh THCS bao gồm những trọng điểm như:

  1. Các thì trong tiếng Anh
  2. Câu điều ước (Wish)
  3. Câu điều kiện (Conditional Sentences)
  4. Câu so sánh (Comparisons)
  5. Câu hỏi đuôi (Tag Question)
  6. Câu bị động (The Passive Voice)
  7. Câu gián tiếp / Câu tường thuật (Reported Speech)
  8. Mệnh đề quan hệ (Relative Clause)
  9. Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs)
  10. Cấu trúc ngữ pháp Either, Neither
  11. Cấu trúc ngữ pháp Used to và be / get used
  12. Danh động từ (Gerund) / Động từ nguyên thể (infinitives)

Các thì trong tiếng anh cấp 2

Có 12 thì trong tiếng Anh, tuy nhiên, trong giai đoạn cấp 2, các em chỉ cần học 8 thì tiếng Anh gồm:

  1. Thì hiện tại đơn
  2. Thì hiện tại tiếp diễn
  3. Thì hiện tại hoàn thành
  4. Thì quá khứ đơn
  5. Thì quá khứ tiếp diễn
  6. Thì quá khứ hoàn thành
  7. Thì tương lai đơn
  8. Thì tương lai tiếp diễn

Bảng tóm tắt ngắn gọn về các thì sẽ học trong tiếng Anh cấp 2

KHỐI LỚPTÊN THÌ
Lớp 6Thì hiện tại đơn
Thì hiện tại tiếp diễn
Thì hiện tại hoàn thành
Thì quá khứ đơn
Lớp 7Thì tương lai đơn
Thì tương lai tiếp diễn
Lớp 8Thì quá khứ tiếp diễn
Thì quá khứ hoàn thành

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các thì trong tiếng Anh, cùng với các cấu trúc ngữ pháp đi kèm và bài tập minh họa giúp các em rèn kỹ năng sử dụng ngữ pháp một cách hiệu quả.

Ngữ pháp tiếng Anh THCS từ lớp 6 đến 9

Dưới đây là nội dung tóm tắt kiến thức tiếng Anh cấp 2 theo từng khối lớp. Phụ huynh và các em học sinh có thể theo dõi và thống kê lại đầy đủ kiến thức trong suốt 4 năm cấp 2.

Ngữ pháp tiếng Anh lớp 6

Trong chương trình lớp 6, các em sẽ học các ngữ pháp tiếng Anh cơ bản. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn kiến thức ngữ pháp tiếng Anh THCS cho khối lớp 6:

  1. Đại từ nhân xưng
  2. Tính từ sở hữu
  3. Từ để hỏi (WH-Question)
  4. Giới từ chỉ vị trí
  5. Trạng từ chỉ tần suất
  6. Liên từ nối (kết hợp)
  7. Tính từ ngắn, tính từ dài
  8. So sánh bằng, so sánh hơn, so sánh nhất
  9. There is / There are
  10. Câu đề nghị
  11. Câu điều kiện loại 1
  12. Modal verbs

Ngữ pháp tiếng Anh THCS - Khối lớp 6

Đại từ nhân xưng (Pronouns)

Đại từ nhân xưng (đại từ chỉ ngôi) được dùng để thay thế cho danh từ chỉ người / vật khi ta không muốn nhắc lại hoặc đề cập trực tiếp đến danh từ ấy.

  • Đại từ nhân xưng ngôi thứ 1: I, We
  • Đại từ nhân xưng ngôi thứ 2: You.
  • Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3: He, She, It, They.

Ngoài ra, đại từ nhân xưng còn chia theo số ít và số nhiều:

  • Đại từ nhân xưng số ít: I, He, She, It, You.
  • Đại từ nhân xưng số nhiều: They, We, You

Tính từ sở hữu (Possessive adjectives)

Tính từ sở hữu được dùng để chỉ sự sở hữu hoặc quan hệ của một người hoặc một vật đối với một người hoặc một vật khác. Chúng thường đứng trước danh từ để mô tả người sở hữu của danh từ đó.

Tính từ sở hữu thể hiện sự sở hữu, như: my, your, his, her, its, our, their.

Ví dụ:

  • My cat is orange. (Con mèo của tôi màu cam).
  • This is his book. (Đây là cuốn sách của anh ấy).
  • What is your name? (Tên của bạn là gì?).

Từ để hỏi (WH- Questions)

Các từ để hỏi chính: What, Where, When, Why, Who, Whom, Which, How.

Ví dụ:

  • What is your favorite color? (Màu yêu thích của bạn là gì?)
  • Who is coming to the party? (Ai sẽ đến buổi tiệc?)
  • When is your birthday? (Ngày sinh nhật của bạn là khi nào?)

Giới từ chỉ vị trí và thời gian

Giới từ chỉ vị trí (Prepositions of Place). Các giới từ phổ biến:

  • In: ở trong (in the room)
  • On: ở trên (on the table)
  • At: ở tại (at the door)
  • Under: ở dưới (under the bed)
  • Between: ở giữa (between the two buildings)
  • Next to: bên cạnh (next to the school)

Giới từ chỉ thời gian (Prepositions of Time). Các giới từ phổ biến:

  • In: dùng cho tháng, năm, mùa, thế kỷ (in May, in 2024, in the morning)
  • On: dùng cho ngày, ngày cụ thể (on Monday, on June 5th)
  • At: dùng cho giờ, thời điểm cụ thể (at 7 o’clock, at night)

Trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of Frequency)

Trạng từ chỉ tần suất được sử dụng để diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động.

  • Always (luôn luôn)
  • Usually (thường xuyên)
  • Often (thường)
  • Sometimes (thỉnh thoảng)
  • Rarely (hiếm khi)
  • Never (không bao giờ)

Ví dụ:

  • He never reads a book before bed. (Anh ta không bao giờ đọc sách trước khi ngủ)
  • She rarely goes to the gym. (Cô ấy hiếm khi đến phòng gym).

Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)

Liên từ kết hợp được dùng để nối 2 hoặc nhiều từ, mệnh đề lại với nhau và tạo ra một câu có ý nghĩa hoàn chỉnh.

Các liên từ kết hợp phổ biến: and, but, or, so, for, nor, yet.

Ví dụ:

  • Would you like tea or milk tea? (Bạn muốn dùng trà hay trà sữa?)
  • My cat and I both love to sleep. (Tôi và con mèo của tôi đều thích ngủ).

Tính từ ngắn, tính từ dài (Short and Long Adjectives)

Tính từ ngắn: là các tính từ có 1 âm tiết.

  • Ví dụ: big, small, good, bad, tall, short.

Tính từ dài: thường là các tính từ có 2 âm tiết trở lên.

  • Ví dụ: beautiful, intelligent, unpleasant, expensive.

So sánh (Comparative)

So sánh bằng: Dùng để so sánh 2 hoặc nhiều sự vật, sự việc có cùng mức độ tương đương nhau.

S + V + as + adj/adv + as + O

Ví dụ:

  • She is as tall as her sister.
  • The weather today is as warm as yesterday.

So sánh hơn: Dùng để so sánh hai đối tượng, trong đó một đối tượng có đặc điểm vượt trội hơn đối tượng còn lại.

Tính từ ngắn, trạng từ ngắn:

S + be + adjer / adver + than + O / N /Pronoun

Ví dụ:

  • She is taller than her mother. (Cô ấy cao hơn mẹ của mình).
  • Blended Learning method is better than traditional learning method. (Phương pháp học Blended Learning tốt hơn phương pháp học truyền thống).

Tính từ dài, trạng từ dài:

S + be + more + adj / adv+ than + O / N / Pronoun

Ví dụ:

  • She is more beautiful than her mother. (Cô ấy xinh đẹp hơn mẹ của mình).
  • Are AI more intelligent than humans? (AI có thông minh hơn con người không?)

So sánh nhất: Dùng để so sánh một đối tượng với tất cả các đối tượng khác trong một nhóm.

Tính từ ngắn, trạng từ ngắn:

S + be + the + adjest / advest + N

Ví dụ:

  • He is the tallest in my village. (Anh ấy là người cao nhất làng tôi).
  • He is the richest man in this city. (Ông ấy là người giàu nhất thành này.)

Tính từ dài, trạng từ dài:

S + be + the most + adj/ adv + N

Ví dụ:

  • This is the most beautiful painting I have ever seen. (Đây là bức tranh đẹp nhất mà tôi từng thấy.)
  • He studied the most diligently to prepare for the final exam. (Anh ấy học chăm chỉ nhất để chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ.)

There is / There are

Cấu trúc để chỉ sự tồn tại:

  • There is + danh từ số ít / danh từ không đếm được: There is a book on the table.
  • There are + danh từ số nhiều: There are three cats in the garden.

Câu đề nghị (Suggestions)

Câu đề nghị thường sử dụng các cấu trúc sau:

  • Let’s + V: Let’s go out for dinner.
  • Why don’t we + V?: Why don’t we watch a movie?
  • How about + V-ing?: How about going for a walk?
  • Shall we + V?: Shall we dance?

Câu điều kiện loại 1

Điều kiện loại 1 dùng để diễn tả điều có thể xảy ra trong tương lai khi có một điều kiện nhất định xảy ra trước. Điều kiện này có thể thực tế hoặc giả định.

If + S + V (hiện tại đơn), S + will + V (nguyên mẫu)

Ví dụ:

  • If you don’t study English, you can’t go far. (Nếu bạn không học tiếng Anh, bạn sẽ không thể tiến xa).

Lưu ý:

  • Mệnh đề điều kiện (mệnh đề có chứa “if”) thường chia ở thì hiện tại đơn.
  • Mệnh đề kết quả (mệnh đề diễn tả kết quả) thường chia ở thì tương lai đơn.
  • Hai mệnh đề có thể thay đổi vị trí cho nhau.

Bên cạnh đó, điều kiện loại 1 còn có thể dùng để đưa ra lời khuyên:

Ví dụ: If you want to achieve IELTS 6.5, you should sign up for IELTS classes at QTeens. (Nếu bạn muốn đạt IELTS 6.5, bạn nên đăng ký học IELTS tại QTeens.)

Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs)

Các động từ khuyết thiếu: Can / Could, May / Might, Must, Shall, Should, Will, … .

Ngữ pháp tiếng Anh lớp 7

Ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 có khá nhiều, nhưng tập trung chủ yếu ở cấu trúc câu, cách dùng loại từ (adj, adv, ..). Và ôn lại các kiến thức của ngữ pháp tiếng Anh lớp 6. Dưới đây là một số kiến thực trọng tâm cần nhớ:

  1. Đại từ sở hữu
  2. Mạo từ
  3. Từ chỉ số lượng
  4. Cách dùng danh từ
  5. Mệnh đề trạng ngữ
  6. Hỏi và trả lời về khoảng cách
  7. Câu đơn, câu ghép, câu phức
  8. Câu bị động
  9. Câu mệnh lệnh
  10. Câu hỏi đuôi
  11. Động từ chỉ sự thích / ghét
  12. Used to, get used to, be used to
  13. So sánh giống nhau, khác nhau
  14. So, too, either, neither

Ngữ pháp tiếng Anh THCS - Khối lớp 7

Đại từ sở hữu (Possessive Pronouns)

Các đại từ sở hữu gồm: mine, yours, his, hers, ours, theirs và its.

Ví dụ:

  • The cat is licking its paw. (Con mèo đang liếm chân của nó.)
  • The laptop is mine, not yours. (Máy tính xách tay là của tôi, không phải của bạn.)
  • That laptop over there is yours, right? (Chiếc laptop đằng kia là của bạn phải không?)

Mạo từ (Articles)

Cách dùng mạo từ a, an, the:

A: dùng trước danh từ số ít, đếm được, không xác định, đứng trước phụ âm hoặc nguyên âm (a, e, i, o, u) có âm là phụ âm.

  • Ví dụ: a book, a university, a student, … 

An: dùng trước danh từ số ít, đếm được, không xác định, đứng trước nguyên âm hoặc h câm.

  • Ví dụ: an apple, an hour, an uncle, …

The: dùng trước danh từ xác định.

  • Ví dụ: The sun, the time, the truth, …

Từ chỉ số lượng (Quantifiers)

Một số từ chỉ số lượng phổ biến:

Some: dùng trong câu khẳng định, dùng trước danh từ không đếm được hoặc danh từ đếm được số nhiều khi không xác định rõ số lượng.

  • Some water, some books, … 
  • I have some apples.

Any: dùng trong câu phủ định và câu hỏi.

  • I don’t have any gifts. (Tôi không có món quà nào cả.)
  • Do you have any durian? (Bạn có quả sầu riêng nào không?)

Much: dùng với danh từ không đếm được.

  • Much sugar, much information, … 
  • There isn’t much water.(Không có nhiều nước.)

Many: dùng với danh từ đếm được số nhiều.

  • Many students, many cars, …
  • There are many books. (Có rất nhiều sách.)

A lot of / Lots of: dùng với cả danh từ đếm được và không đếm được.

  • There are lots of apples in the basket. (Có rất nhiều táo trong giỏ).
  • She has a lot of friends. (Cô ấy có rất nhiều bạn bè.)

Cách dùng danh từ (Noun Usage)

Danh từ đếm được có thể đếm và có hình thức số ít và số nhiều, trong khi danh từ không đếm được không thể đếm và không có dạng số nhiều.

  • Danh từ đếm được: book, apple.
  • Danh từ không đếm được: water, information.
  • Danh từ số ít và số nhiều: One dog, two dogs.

Mệnh đề trạng ngữ (Adverbial Clauses)

Mệnh đề trạng ngữ được dùng để bổ sung thông tin cho mệnh đề chính. Trong ngữ pháp tiếng Anh THCS, mệnh đề trạng ngữ có nhiều loại, thường nhận biết bằng các liên từ như:

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn (where, wherever):

  • You can find the book where you left it.
  • You can go wherever you like.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (When, While, until, after, before, v.v).

  • When she arrived, we started the meeting.
  • I will call you after I finish my work.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân (because, since, as, now that, v.v).

  • Because it was raining, we stayed indoors.
  • Since you are here, let’s start the discussion.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện (if, unless, provided that, as long as, v.v).

  • If you study hard, you will pass the exam.
  • Unless you hurry, we will miss the train.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (so that, in order that, v.v).

  • She saved money so that she could buy a car.
  • They left early in order that they might catch the first bus.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ/tương phản (although, though, even though, v.v).

  • Although it was late, they continued working.
  • Even though she was tired, she finished her homework.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức (as, as if, as though, v.v).

  • He speaks as if he knows everything.
  • She did as she was told.

Hỏi và trả lời về khoảng cách

Cấu trúc thường dùng:

How far is it from … to …?

Ví dụ:

  • Hỏi: How far is it from your house to the nearest hospital?
  • Trả lời: It is about three kilometers.

Câu đơn, câu ghép, câu phức

Câu đơn chỉ có một mệnh đề chính thường gồm một chủ ngữ và một động từ.

  • She reads books. (Cô ấy đọc sách.)
  • They are going to the park. (Họ đang đi đến công viên.)

Câu ghép có ít nhất 2 mệnh đề chính và độc lập về nghĩa. Các mệnh đề được liên kết với nhau bằng liên từ.

  • She reads books, and she also enjoys writing. (Liên kết bằng “and”)
  • It’s raining outside, so we should bring an umbrella. (Liên kết bằng “so”)

Câu phức có một câu chính và một hoặc nhiều câu phụ, thường được liên kết bởi các liên từ (when, because, if, v.v.,) hoặc dấu phẩy.

  • When the bell rings, the students will line up to go to lunch. (Câu chính + câu phụ)
  • Because it was raining heavily, the picnic had to be canceled. (Câu phụ + câu chính)

Câu bị động (Passive Voice)

Trong câu bị động, đối tượng của động từ trở thành chủ từ của câu, trong khi người thực hiện hành động (người chủ động) trở thành tân ngữ hoặc không được đề cập đến.

S + be + V3/ed + (by O)

  • Active Voice: QTeens provides English courses for teenagers aged 11 to 16. (QTeens cung cấp các khóa học tiếng Anh cho thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi.)
  • Passive Voice: English courses for teenagers aged 11 to 16 are provided by QTeens. (Các khóa học tiếng Anh cho thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi được cung cấp bởi QTeens.)

Công thức câu bị động theo 8 thì tiếng Anh cấp 2:

LOẠI THÌCÂU CHỦ ĐỘNGCÂU BỊ ĐỘNG
Hiện tại đơnS + V(s/es) + OS + be (am/is/are) + V3 + by + O
Hiện tại tiếp diễnS + be + V-ing + OS + be (am/is/are) + being + V3 + by + O
Hiện tại hoàn thànhS + have/has + V3 + OS + have/has + been + V3 + by + O
Quá khứ đơnS + V2 + OS + was/were + V3 + by + O
Quá khứ tiếp diễnS + was/were + V-ing + OS + was/were + being + V3 + by + O
Quá khứ hoàn thànhS + had + V3 + OS + had been + V3 + by + O
Tương lai đơnS + will + V1 + OS + will be + V3 + by + O
Tương lai tiếp diễnS + will be + V-ing + OS + will be being + V3 + by + O
Tương lai hoàn thànhS + will have + V3 + OS + will have been + V3 + by + O

Câu mệnh lệnh (Imperative Sentences)

Câu mệnh lệnh được sử dụng để truyền đạt mệnh lệnh, yêu cầu, lời khuyên hoặc lời mời. Câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ (subject) rõ ràng, và thường được diễn tả bằng động từ nguyên mẫu (bare infinitive) đứng đầu câu.

Ví dụ:

  • Open the door! (Mở cửa).
  • Close the door! (Đóng cửa).
  • Please be quiet! (Làm ơn im lặng!).

Câu mệnh lệnh với More, Less: sử dụng “more” và “less” để yêu cầu làm gì đó nhiều hơn hoặc ít hơn.

Ví dụ:

  • Eat more vegetables. (Ăn nhiều rau hơn.)
  • Spend less time on your phone. (Dành ít thời gian hơn cho điện thoại của bạn.)

Câu hỏi đuôi (Tag Question)

Câu hỏi đuôi được sử dụng để xác nhận thông tin, thường có hai phần: mệnh đề chính và phần đuôi là câu hỏi ngắn.

VERBTOBE
KHẲNG ĐỊNHS + V + O, trợ động từ + not + S?S + be + N/Adj, be + not + S?
PHỦ ĐỊNHS + trợ động từ +not + V + O, trợ động từ + S?S + be + not + N/Adj, to be + S?

Ví dụ:

VERBTOBE
KHẲNG ĐỊNHShe can swim, can’t she?She is a doctor, isn’t she?
PHỦ ĐỊNHHe didn’t eat lunch, did he?She isn’t happy, is she?

Động từ chỉ sự thích / ghét (Verbs of Liking/Disliking)

Động từ chỉ sự thích: like, love, enjoy, … . Động từ chỉ sự ghét: hate, dislike, detest, … . Theo sau các động từ là Ving.

Ví dụ:

  • I love swimming in the ocean.
  • She dislikes eating spicy food.

Used to, Be/Get used

Used to + V: diễn tả thói quen trong quá khứ.

  • I used to play soccer when I was young. (Tôi đã từng chơi bóng đá khi còn trẻ.)

Be/Get used to + V-ing/N: quen với việc gì.

  • I’m getting used to the new job. (Tôi đang thích nghi với công việc mới.)

So sánh giống nhau, khác nhau

So sánh giống nhau và khác nhau trong ngữ pháp tiếng Anh THCS thường sử dụng các cấu trúc khác nhau để chỉ ra sự tương đồng hoặc sự khác biệt giữa hai hoặc nhiều đối tượng.

So sánh giống nhau (Similarities):

  • As + adj / adv + as: Dùng để so sánh mức độ giống nhau của hai đối tượng.
  • Like: Dùng để chỉ ra sự tương đồng.
  • The same: giống y như
  • Similar to: tương tự với

Ví dụ:

  • This car is as fast as that one.
  • She sings as well as her sister
  • He runs like a cheetah.
  • Her dress is the same as mine
  • This model is similar to the one we saw last week.

So sánh khác nhau (Differences):

  • Different from: Dùng để chỉ ra sự khác biệt.
  • Not as (adj/adv) as: không (tính từ/trạng từ) bằng
  • More (adj) than: hơn
  • Less (adj) than: kém hơn

Ví dụ:

  • His opinion is different from mine.
  • This cake is not as sweet as the one you made.
  • This problem is less complicated than I thought.

Phân biệt So, Too, Either, Neither

So và Too: dùng để diễn tả sự đồng ý với câu khẳng định.

  • So: So + trợ động từ + chủ ngữ.
  • Too: đặt ở cuối câu khẳng định.

Ví dụ:

  • She can swim well. So can I.
  • He likes coffee. I do, too.

Either và Neither: dùng để diễn tả sự đồng ý với câu phủ định.

  • Either: Câu phủ định + either.
  • Neither: Neither + trợ động từ + chủ ngữ.

Ví dụ:

  • I don’t like mushrooms. I don’t like mushrooms, either. (Tôi cũng không.)
  • I don’t like mushrooms. Neither do I. (Tôi cũng không.)

Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8

Ngữ pháp tiếng Anh THCS cho khối lớp 8 chủ yếu ôn lại các kiến thức cũ đã học ở lớp 6, 7 và tập trung vào các kiến thức mới như: câu điều kiện loại 2, câu gián tiếp, danh động từ, động từ nguyên thể. Cụ thể:

  1. Câu điều kiện loại 2
  2. Câu điều kiện loại 3
  3. Danh động từ
  4. Động từ nguyên thể
  5. Câu trực tiếp / gián tiếp

Ngữ pháp tiếng Anh THCS – Khối lớp 8

Câu điều kiện loại 2

Dùng để diễn tả điều không có thật hoặc khó có thể xảy ra ở hiện tại và kết quả có thể xảy ra ở tương lai.

If + S + V (quá khứ đơn), S + would + V (nguyên mẫu)

Lưu ý: Đối với động từ “to be”, sử dụng “were” cho tất cả các ngôi.

Ví dụ: If I had more free time, I would travel to different countries. (Nếu tôi có thêm thời gian rảnh, tôi sẽ đi du lịch đến các quốc gia khác nhau.)

Câu điều kiện loại 3

Dùng để diễn tả một điều kiện không có thật trong quá khứ và kết quả giả tưởng của điều kiện đó.

If + S + had + V3/ed, S + would have + V3/ed

Ví dụ:

  • If you had studied harder, you would have passed the exam.
  • If they had left earlier, they would have caught the train.

Danh động từ (Gerund)

Danh động từ là hình thức của động từ có kết thúc bằng -ing và hoạt động như một danh từ trong câu. Danh động từ có thể làm chủ ngữ, tân ngữ, hoặc bổ ngữ trong câu. Công thức:

V + ing

Danh động từ có thể làm chủ ngữ của câu:

  • Swimming is a great way to stay fit. (Bơi lội là một cách tuyệt vời để giữ dáng.)
  • Reading helps improve your vocabulary. (Đọc sách giúp cải thiện vốn từ vựng.)

Danh động từ có thể làm tân ngữ sau một số động từ nhất định, giới từ, hoặc cụm động từ.

  • She enjoys dancing. (Cô ấy thích nhảy múa.)
  • I am interested in learning new languages. (Tôi thích học các ngôn ngữ mới.)

Danh động từ có thể làm bổ ngữ sau các động từ nối (linking verbs).

  • His favorite hobby is painting. (Sở thích của anh ấy là vẽ tranh.)
  • What she dislikes the most is cleaning the house. (Điều cô ấy ghét nhất là dọn dẹp nhà cửa.)

Một số động từ nhất định thường đi kèm với danh động từ làm tân ngữ.

  • Avoid: She avoids talking to strangers.
  • Consider: He is considering changing his job.
  • Finish: They finished eating dinner.
  • Suggest: I suggest going to the cinema.

Danh động từ thường được dùng sau giới từ:

  • He is good at drawing. (Anh ấy giỏi vẽ.)
  • They are excited about traveling to Japan. (Họ háo hức về việc đi du lịch Nhật Bản.)
  • She is afraid of flying. (Cô ấy sợ đi máy bay.)

Động từ nguyên mẫu (Infinitive)

Động từ nguyên mẫu là dạng cơ bản của động từ, có thể có “to” hoặc không có “to” (bare infinitive). Động từ nguyên mẫu thường được sử dụng để chỉ hành động chung hoặc không cụ thể, và có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong câu.

to + V (nguyên mẫu) hoặc V (nguyên mẫu)

To-infinitive làm chủ ngữ của câu:

  • To read books is enjoyable. (Đọc sách thật thú vị.)
  • To travel around the world is my dream. (Đi du lịch vòng quanh thế giới là giấc mơ của tôi.)

To-infinitive làm tân ngữ sau một số động từ nhất định:

  • She wants to learn Japanese. (Cô ấy muốn học tiếng Nhật.)
  • He decided to leave early. (Anh ấy quyết định rời đi sớm.)

To-infinitive làm bổ ngữ sau các động từ nối (linking verbs) hoặc các cấu trúc cụ thể.

  • Her goal is to become a doctor. (Mục tiêu của cô ấy là trở thành bác sĩ.)
  • The best solution is to wait. (Giải pháp tốt nhất là chờ đợi.)

To-infinitive thường đi sau một số tính từ:

  • She is happy to help. (Cô ấy vui khi được giúp đỡ.)
  • It’s important to stay calm. (Điều quan trọng là giữ bình tĩnh.)

To-infinitive làm tân ngữ sau một số động từ:

  • I hope to see you soon. (Tôi hy vọng gặp bạn sớm.)
  • They plan to build a new house. (Họ dự định xây một ngôi nhà mới.)

Một số động từ thường đi kèm với động từ nguyên mẫu có “to”

  • Agree: He agreed to help us.
  • Learn: She learned to play the piano.
  • Need: We need to finish the project.
  • Promise: They promised to come early.

Động từ nguyên mẫu không có “to” thường được sử dụng sau các động từ khuyết thiếu (modal verbs), các động từ chỉ giác quan (sense verbs), và một số động từ đặc biệt.

Modal verbs: can, could, may, might, must, shall, should, will, would.

  • You must go now.
  • She can speak three languages.

Sense verbs: see, hear, feel, watch, notice

  • I saw her leave the building.
  • We heard the bell ring.

Động từ đặc biệt: let, make, help (có thể dùng cả hai dạng: to-infinitive và bare infinitive)

  • Let him go.
  • She made them stay.

Trường hợp đặc biệt của gerund và to-infinitive

Các động từ theo sau có thể là To + verb hoặc V-ing, có 2 nghĩa khác nhau.

TO VERBV-ING
RememberNhớ một việc chưa xảy raNhớ một việc đã xảy ra
RegretHối hận một điều chưa xảy raHối hận một điều đã xảy ra
ForgetQuên một việc chưa xảy raQuên một việc đã xảy ra
StopDừng lại để làm việc khácDừng hẳn việc đang làm
TryCố gắng làm gì đóThử làm một việc gì đó

Các động từ theo sau là To + verb hoặc V-ing và không thay đổi về nghĩa.

  • Start (bắt đầu)
  • Begin (khởi động)
  • Continue (tiếp tục)
  • Love (yêu)
  • Like (thích)
  • Prefer (thích hơn)
  • Hate (ghét)

Câu trực tiếp / gián tiếp (Reported Speech)

Chuyển đổi lời nói trực tiếp sang gián tiếp (tường thuật): thay đổi đại từ, thì của động từ, trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn.

S + said (that) + S + V (lùi thì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “I will take an English summer course at QTeens,” she said.
  • Gián tiếp: She said that she would take an English summer course at QTeens.

Cách lùi thì của động từ trong câu gián tiếp

Bảng tóm tắt đơn giản cách lùi 1 thì khi chuyển đổi câu trực tiếp sang câu gián tiếp như sau:

  • CÂU TRỰC TIẾP: Hiện tại đơn(learn English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Quá khứ đơn(learned English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Hiện tại tiếp diễn(is/are learning English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Quá khứ tiếp diễn(was/were learning English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Hiện tại hoàn thành(has/have learned English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Quá khứ hoàn thành(had learned English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Hiện tại hoàn thành tiếp diễn(has/have been learning English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Quá khứ hoàn thành tiếp diễn(had been learning English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Quá khứ đơn(learned English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Quá khứ hoàn thành(had learned English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Quá khứ tiếp diễn(was/were learning English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Quá khứ hoàn thành tiếp diễn(had been learning English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Quá khứ hoàn thành(had learned English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Quá khứ hoàn thành(had learned English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Quá khứ hoàn thành tiếp diễn(had been learning English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Quá khứ hoàn thành tiếp diễn(had been learning English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Tương lai đơn(will learn English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Tương lai đơn trong quá khứ(would learn English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Tương lai tiếp diễn(will be learning English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Tương lai tiếp diễn trong quá khứ(would be learning English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Tương lai hoàn thành(will have learned English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Tương lai hoàn thành tiếp diễn trong quá khứ(would have learned English)
  • CÂU TRỰC TIẾP: Tương lai hoàn thành tiếp diễn(will have been learning English)
    • CÂU GIÁN TIẾP: Tương lai hoàn thành tiếp diễn trong quá khứ(would have been learning English)

Ngữ pháp tiếng Anh lớp 9

Ngữ pháp tiếng Anh THCS cho khối lớp 9 chủ yếu là ôn lại các kiến thức ngữ pháp trước đó. Đồng thời, học thêm các kiến thức mới như: mệnh đề quan hệ, câu điều ước, … . Cụ thể:

  1. Mệnh đề quan hệ
  2. Câu điều ước (Wish)
  3. Câu đề nghị (Suggest)
  4. Although, Though, Even though, Despite, In spite of
  5. Phrasal verbs

Ngữ pháp tiếng Anh THCS - Khối lớp 9

Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh được dùng để rút gọn 2 câu có cùng chủ ngữ, tân ngữ hoặc nơi chốn, thời gian, lý do. Đồng thời, bổ sung ngữ nghĩa cho danh từ, trạng từ đứng trước nó.

Câu điều ước (Wish)

Câu điều ước (wish) được sử dụng để diễn tả mong muốn, hy vọng hoặc sự tiếc nuối về một tình huống không có thật hoặc không thể xảy ra. Câu điều ước thường có ba dạng chính:

Điều ước ở hiện tại (Present Wish):

S + wish(es) + S + V (quá khứ đơn)

Ví dụ:

  • I wish I knew the answer. (Tôi ước gì tôi biết được câu trả lời.)
  • She wishes she were here. (Cô ấy ước gì cô ấy có mặt ở đây.)

Điều ước về quá khứ (Past Wish):

S + wish(es) + S + V (quá khứ hoàn thành)

Ví dụ:

  • I wish I had studied harder. (Tôi ước gì tôi đã học chăm chỉ hơn.)
  • They wish they hadn’t missed the train. (Họ ước gì họ đã không bị lỡ tàu.)

Điều ước về tương lai (Future Wish):

S + wish(es) + S + would/could + V (nguyên mẫu)

Ví dụ:

  • I wish it would stop raining. (Tôi ước gì trời ngừng mưa.)
  • She wishes he could come to the party. (Cô ấy ước gì anh ta có thể đến dự tiệc.)

Câu đề nghị (Suggest)

Câu đề nghị (suggest) được sử dụng để đưa ra ý kiến, đề xuất hoặc gợi ý làm một điều gì đó.

S + suggest + V-ing

Cấu trúc này thường được sử dụng khi người nói muốn đề nghị một hành động mà cả người nói và người nghe có thể cùng thực hiện.

Ví dụ:

  • I suggest going for a walk. (Tôi đề nghị đi dạo.)
  • She suggested watching a movie. (Cô ấy đề nghị xem phim.)

S + suggest + that + S + (should) + V (nguyên mẫu)

Cấu trúc này thường được sử dụng khi người nói muốn đề nghị một hành động mà người khác nên thực hiện. Lưu ý rằng “should” có thể được bỏ qua mà không làm thay đổi nghĩa của câu.

Ví dụ:

  • I suggest that he (should) see a doctor. (Tôi đề nghị anh ấy nên đi khám bác sĩ.)
  • They suggested that we (should) take a break. (Họ đề nghị chúng ta nên nghỉ ngơi một chút.)

S + suggest + noun phrase (cụm danh từ)

Cấu trúc này thường được sử dụng khi người nói muốn đề nghị một điều gì đó cụ thể.

Ví dụ:

  • I suggest a new plan. (Tôi đề nghị một kế hoạch mới.)
  • She suggested a different restaurant. (Cô ấy đề nghị một nhà hàng khác.)

Cách dùng Although/ Even though/ Despite/ In spite of

Although / Even though + mệnh đề.

Ví dụ:

  • _Although it was raining, my mother went out.
    _
  • Even though the weather was terrible, the children insisted on playing outside.

Despite / In spite of + danh từ/cụm danh từ/ V-ing.

Ví dụ:

  • _Despite the noise, he continued reading.
    _
  • In spite of the cold, they had a picnic.

Cụm động từ (Phrasal Verb)

Cụm động từ (Phrasal Verb) là sự kết hợp giữa một động từ và một giới từ hoặc trạng từ để tạo thành một ý nghĩa mới.

Dưới đây là một số ví dụ về cụm động từ phổ biến:

  • Look up (tra cứu): She looked up the word in the dictionary.
  • Give up (từ bỏ): He decided to give up smoking.
  • Run into (tình cờ gặp): I ran into an old friend at the mall.
  • Take off (cất cánh): The plane took off at 3 PM.
  • Carry on (tiếp tục): Please carry on with your work.

Kiến thức ngữ pháp tiếng Anh THCS trong suốt 4 năm học tại trường là vô cùng nhiều. Do đó, bài viết của chúng tôi đã giảng lược rất nhiều nội dung. Bài viết chỉ cung cấp cho các em kiến thức tiếng Anh trọng tâm và ghi nhớ những trọng điểm quan trọng trong quá trình tiếp thu. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp các em cô đọng được kiến thức và đạt kết quả tốt trong các kỳ thi và bài kiểm tra tại trường.

Source: QTeens