Chi tiết - Ngữ pháp tiếng Anh ôn thi Toeic
Bài 1: Các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong bài thi TOEIC
Chào mừng các bạn đến với hệ thống ngữ pháp chuẩn của chương trình Ôn Thi TOEIC. Đây là một phần quan trọng trong lộ trình học tập, giúp bạn nắm vững các chuyên đề ngữ pháp cần thiết để đạt điểm cao trong bài thi TOEIC. Hệ thống này bao gồm 27 chuyên đề ngữ pháp trọng tâm, được trình bày một cách dễ hiểu và đi kèm với 20 câu hỏi trắc nghiệm từ cơ bản đến nâng cao cho mỗi chuyên đề.
Mục tiêu của bài học
- Hiểu rõ các chủ điểm ngữ pháp chính thường xuất hiện trong bài thi TOEIC.
- Làm quen với 12 thì cơ bản trong tiếng Anh.
- Nắm vững đặc điểm của từ loại, câu, và mệnh đề.
- Xử lý các trường hợp ngoại lệ thường gặp trong bài thi.
Nội dung chính
- 12 thì cơ bản trong tiếng Anh: Là nền tảng quan trọng giúp bạn tự tin xử lý các câu hỏi liên quan đến thì.
- Từ loại và mệnh đề: Hiểu rõ đặc điểm và cách sử dụng của danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, và các loại mệnh đề.
- Các trường hợp ngoại lệ: Nhận biết và xử lý các cấu trúc ngữ pháp đặc biệt hoặc dễ gây nhầm lẫn.
Lời khuyên
Hãy luôn ghi nhớ rằng sự nỗ lực và kiên trì của bạn sẽ quyết định thành công. Việc nắm vững ngữ pháp không chỉ giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi TOEIC mà còn cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc và cuộc sống. Chúc các bạn học tập hiệu quả và đạt được mục tiêu của mình!
Bài 2: Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn
Thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn thường khiến nhiều bạn lẫn lộn, không biết chúng khác nhau cái gì trong cấu trúc và ý nghĩa. Vì vậy, chúng ta cùng xem lại kiến thức về thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn nhé.
Các bạn cần nắm chắc cấu tạo, chức năng của 2 thì này để làm nền tảng cho những phần tiếp theo.
I. Cấu Trúc
HIỆN TẠI ĐƠN
- Khẳng định: S + V(s/es)
Ví dụ: He plays tennis. - Phủ định: S + do not/ does not + Vinf
Ví dụ: She doesn't play tennis. - Nghi vấn: Do/Does + S + Vinf?
Ví dụ: Do you play tennis?
HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
- Khẳng định: S + am/is/are + Ving
Ví dụ: The children are playing football now. - Phủ định: S + am/is/are + not + Ving
Ví dụ: The children are not playing football now. - Nghi vấn: Am/Is/Are + S + Ving?
Ví dụ: Are the children playing football now?
II. Cách sử dụng
HIỆN TẠI ĐƠN
-
Diễn tả một thói quen, một hành động xảy ra thường xuyên lặp đi lặp lại ở hiện tại.
Ví dụ:- He watches TV every night.
- What do you do every day?
- I go to school by bicycle.
-
Diễn tả một chân lý, một sự thật hiển nhiên.
Ví dụ:- The sun rises in the East.
- Tom comes from England.
- I am a student.
-
Diễn tả một lịch trình có sẵn, thời khóa biểu, chương trình.
Ví dụ: The plane leaves for London at 12.30pm. -
Dùng sau các cụm từ chỉ thời gian when, as soon as và trong câu điều kiện loại 1.
Ví dụ:- We will not believe you unless we see it ourselves.
- If she asks you, tell her that you do not know.
HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
-
Diễn tả một hành động đang xảy ra tại hiện tại.
Ví dụ:- The children are playing football now.
- What are you doing at the moment?
-
Dùng theo sau câu đề nghị, mệnh lệnh.
Ví dụ:- Look! The child is crying.
- Be quiet! The baby is sleeping in the next room.
-
Thì này còn được dùng để diễn tả một hành động sắp xảy ra. (THÌ TƯƠNG LAI GẦN)
Ví dụ:- He is coming tomorrow.
- My parents are planting trees tomorrow.
Lưu ý: Không dùng thì hiện tại tiếp diễn với các động từ chỉ nhận thức, tri giác như: to be, see, hear, understand, know, like, want, glance, feel, think, smell, love, hate, realize, seem, remember, forget, belong to, believe ... Với các động từ này, ta thay bằng thì HIỆN TẠI ĐƠN GIẢN.
Ví dụ:
- I am tired now.
- She wants to go for a walk at the moment.
III. Dấu hiệu nhận biết
HIỆN TẠI ĐƠN
- Often, usually, frequently
- Always, constantly
- Sometimes, occasionally
- Seldom, rarely
- Every day/ week/ month...
HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
- Now
- Right now
- At the moment
- At present
- Look! Listen!...
IV. Spelling
HIỆN TẠI ĐƠN
- Ta thêm S để hình thành ngôi 3 số ít của hầu hết các động từ. Nhưng ta thêm ES khi động từ có tận cùng là o, sh, s, ch, x, z.
Ví dụ: He teaches French. - Nếu động từ tận cùng là y và đứng trước nó là một phụ âm, thì ta đổi y thành i trước khi thêm es.
Ví dụ:- He tries to help her.
- She studies at China.
HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
- Nếu động từ tận cùng là e đơn thì bỏ e này đi trước khi thêm ing. (trừ các động từ: to age (già đi), to dye (nhuộm), to singe (cháy xém) và các động từ tận từ là ee)
Ví dụ: come --> coming - Động từ tận cùng là 1 nguyên âm ở giữa 2 phụ âm thì nhân đôi phụ âm cuối lên rồi thêm ing.
Ví dụ: run --> running - Nếu động từ tận cùng là ie thì đổi thành y rồi mới thêm ing.
Ví dụ: lie --> lying - Nếu động từ tận cùng là l mà trước nó là 1 nguyên âm đơn thì ta cũng nhân đôi l đó lên rồi thêm ing.
Ví dụ: travel --> travelling
Bài 3: Hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Thì hiện tại hoàn thành và thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn cũng là một cặp khiến nhiều sĩ tử đi thi phải đau đầu đây.
Mời các bạn cùng xem qua kiến thức về cặp đôi này và làm một số bài tập củng cố kiến thức nhé.
I. Present Perfect (thì hiện tại hoàn thành)
1. Cấu trúc
- Khẳng định: S + has/have + PII.
- Phủ định: S + has/have + not + PII.
- Nghi vấn: Has/Have + S + PII?
- Yes, S + has/have.
- No, S + has/have + not.
2. Cách sử dụng
2.1. Diễn đạt một hành động xảy ra ở một thời điểm không xác định trong quá khứ
- Không có thời gian xác định.
Ví dụ: John has traveled around the world (We don’t know when)
Have you passed your driving test? - Hoặc đi với các từ: just, recently, already, yet,…
- Hành động lặp lại nhiều lần cho đến thời điểm hiện tại.
Ví dụ: I have watched “Iron Man” several times. - Sau cấu trúc so sánh hơn nhất ta dùng thì hiện tại hoàn thành.
Ví dụ: It is the most boring book that I have ever read. - Sau cấu trúc: This/It is the first/second… times, phải dùng thì hiện tại hoàn thành.
Ví dụ:- This is the first time he has driven a car.
- It’s the second times he has lost his passport.
2.2. Diễn tả một hành động bắt đầu diễn ra trong quá khứ và vẫn còn ở hiện tại
- Có các từ chỉ thời gian đi cùng như: since, for, ever, never, up to now, so far,…
Ví dụ:- John has lived in that house for 20 years. (He still lives there)
- John has lived in that house since 1989 (Hiện nay là 2012)
3. Các từ đi với thì hiện tại hoàn thành
- Since + thời điểm trong quá khứ: since 1982, since January…: kể từ khi
- For + khoảng thời gian: for three days, for ten minutes, …: trong vòng
Ví dụ:- I haven’t heard from her for 2 months. (Tôi không nghe tin tức gì từ cô ấy trong 2 tháng rồi)
- He hasn’t met her since she was a little girl. (Anh ấy không gặp cô ấy kể từ khi cô ấy còn là 1 cô bé.)
- Already: đã
Dùng trong câu khẳng định hay câu hỏi, ALREADY có thể đứng ngay sau have và cũng có thể đứng cuối câu.
Ví dụ:- I have already had the answer = I have had the answer already.
- Have you typed my letter already?
- Yet: chưa
Dùng trong câu phủ định hoặc nghi vấn. YET thường đứng cuối câu.
Ví dụ:- John hasn’t written his report yet = John hasn’t written his report.
- I haven’t decided what to do yet = I haven’t decided what to do.
- Have you read this article yet? = Have you read this article?
- Just: vừa mới
Dùng để chỉ một hành động vừa mới xảy ra.
Ví dụ:- I have just met him.
- I have just tidied up the kitchen.
- I have just had lunch.
- Recently, Lately: gần đây
Ví dụ: He has recently arrived from New York. - So far: cho đến bây giờ
Ví dụ: We haven’t finished the English tenses so far. - Up to now, up to the present, up to this moment, until now, until this time: đến tận bây giờ.
Ví dụ: She hasn’t come up to now. - Ever: đã từng bao giờ chưa
EVER chỉ dùng trong câu nghi vấn.
Ví dụ: Have you ever gone abroad? - Never… before: chưa bao giờ
Ví dụ: I have never eaten a mango before. Have you eaten a mango? - In/Over/During/For + the + past/last + time: trong thời gian qua
Ví dụ:- It has rained in the past week.
- She hasn’t talked to me over the last 4 days.
4. Phân biệt “gone to” và “been to”
- Gone to: đi chưa về
Ví dụ: Ann is on holiday. She has gone to Paris.
–> Có nghĩa là bây giờ cô ấy đang ở đó hoặc đang trên đường đến đó. - Been to: đi về rồi
Ví dụ: Ann is back to England now. She has been to Paris.
–> Cô ấy đã từng ở Paris nhưng giờ đã về Anh rồi.
II. Present Perfect Progressive (thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn)
1. Cấu trúc
- Khẳng định: S + has/have + been + Ving.
- Phủ định: S + has/have + not + been + Ving.
- Nghi vấn: Has/Have + S + been + Ving?
- Yes, S + has/have.
- No, S + has/have + not.
2. Cách sử dụng
- Nhìn chung, về cơ bản, thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn giống với thì hiện tại hoàn thành, đều dùng để diễn tả một hành động bắt đầu diễn ra trong quá khứ và vẫn còn xảy ra ở hiện tại. Tuy nhiên, thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh thời gian của hành động (How long), còn thì hiện tại hoàn thành quan tâm đến kết quả của hành động.
- Thường dùng với 2 giới từ “since” hoặc “for”.
Ví dụ: I have been learning English since early morning. - Các dấu hiệu khác để nhận biết thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: all day, all her/his lifetime, all day long, all the morning/afternoon.
3. Phân biệt hiện tại hoàn thành – hiện tại hoàn thànhTD
HIỆN TẠI HOÀN THÀNH | HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN |
---|---|
Hành động đã chấm dứt ở hiện tại do đó đã có kết quả rõ ràng. | Hành động vẫn tiếp diễn ở hiện tại, có khả năng lan tới tương lai do đó không có kết quả rõ rệt. |
Ví dụ: I've waited for you for half an hour. (and now I stop waiting because you didn't come) | Ví dụ: I've been waiting for you for half an hour. (and now I'm still waiting, hoping that you'll come) |
Bài 4: Quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn
Quá khứ đơn và Quá khứ tiếp diễn là hai thì cơ bản nhưng rất quan trọng để hình thành nên những câu nói đơn giản cũng như hữu ích trong quá trình đọc hiểu. Việc nắm chắc hai thì này sẽ giúp các bạn dễ dàng hiểu rõ những bài viết đơn giản, đặc biệt là thì Quá khứ đơn.
Để học tốt thì Quá khứ đơn, các bạn phải nắm chắc bảng động từ bất quy tắc cơ bản cũng như cách thêm đuôi “ing” vào động từ trong thì Quá khứ tiếp diễn.
I. Cấu trúc
THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN
- To be:
S + was/were + Adj/ Noun- I, he, she, it, N(số ít) + Was
- You, we, they, N(số nhiều) + Were
- Verbs:
S + V quá khứ
THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
S + was/were + V-ing
II. Cách sử dụng
THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN
Diễn tả một hành động xảy ra và chấm dứt hoàn toàn trong quá khứ.
Ví dụ:
- Tom went to Paris last summer.
- My mother left this city two years ago.
- He died in 1980.
THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
- Diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ.
Ví dụ: What were you doing at 8:30 last night? - Diễn tả hành động đang xảy ra (ở quá khứ) thì có 1 hành động khác xem vào. (Hành động đang xảy ra dùng quá khứ tiếp diễn, hành động xen vào dùng quá khứ đơn)
Ví dụ:- When I came yesterday, he was sleeping.
- What was she doing when you saw her?
- Diễn tả hành động xảy ra song song cùng 1 lúc ở quá khứ.
Ví dụ: Yesterday, I was cooking while my sister was washing the dishes.
III. Dấu hiệu nhận biết
THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN
- last night/ year/month
- yesterday
- ... ago
- in + năm (vd: 1999)
THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
- at this time last night
- at this moment last year
- at 8 p.m last night
- while...
Bài 5: Quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Thì Quá khứ hoàn thành và Quá khứ hoàn thành tiếp diễn là hai thì thường xuyên xuất hiện trong chủ điểm đề thi của Toeic, đặc biệt là thì Quá khứ hoàn thành.
Các bạn có thể dễ phân biệt thì Quá khứ hoàn thành, tuy nhiên thì Quá khứ hoàn thành tiếp diễn vẫn gây không ít khó khăn cho các bạn.
Vì vậy chúng ta cùng tổng hợp lại những kiến thức cơ bản nhất để các bạn dễ dàng phân biệt và sử dụng 2 thì này một cách chính xác và hiệu quả nhé.
I. Cấu trúc
QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH
- To be:
S + had been + Adj/ noun
Ví dụ: She had been a good dancer when she met a car accident. - Verb:
S + had + Pii (past participle)
Ví dụ: We had lived in Hue before 1975.
QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN
Công thức chung:
S + had been + V-ing
Ví dụ: She had been carrying heavy bags.
II. Cách sử dụng
QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH
- Diễn đạt một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. (Hành động xảy ra trước dùng quá khứHT - xảy ra sau dùng quá khứĐ)
Ví dụ: When I got up this morning, my father had already left. - Dùng để mô tả hành động trước một thời gian xác định trong quá khứ.
Ví dụ: We had lived in Hue before 1975. - Dùng trong câu điều kiện loại 3.
Ví dụ: If I had known that you were there, I would have written you a letter. - Dùng trong câu ước muốn trái với Quá khứ.
Ví dụ: I wish I had time to study.
QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN
- Diễn đạt 1 hành động xảy ra trước một hành động khác trong Quá khứ (nhấn mạnh tính tiếp diễn).
Ví dụ: I had been thinking about that before you mentioned it. - Diễn đạt 1 hành động đã xảy ra, kéo dài liên tục đến khi hành động thứ 2 xảy ra. (Hành động 2 dùng quá khứĐ). Thường khoảng thời gian kéo dài được nêu rõ trong câu.
Ví dụ: The men had been playing cards for 3 hours before I came.
Bài 6: Tương lai đơn, tương lai gần, tương lai tiếp diễn
Thì Tương lai đơn và Tương lai tiếp diễn cũng là 2 thì có tần suất xuất hiện rất cao trong đề thi chính thức của TOEIC. Ngoài ra thì tương lai còn có thì tương lai gần cũng dễ gây nhầm lẫn cho các bạn.
Để hiểu rõ hơn về những thì này, các bạn có thể theo dõi ở bảng so sánh dưới đây.
I. Cấu trúc
Tương Lai Đơn
- Khẳng định: S + will/shall + V-inf
- Phủ định: S + will/shall + not + V-inf
- Nghi vấn: Will/Shall + S + V-inf?
- Yes, S + will/shall
- No, S + will/shall + not
Lưu ý:
- V-inf: động từ nguyên thể không "to".
- I/ We + shall
- I/ We/ You/ He/ She... + will
- will/shall = 'll
- will not = won't
- shall not = shan't
Ví dụ: - She will be a good mother.
- We will go to England next year.
TL TIẾP DIỄN
S + will + be + V-ing
Ví dụ:
- Will you be waiting for her when her plane arrives tonight?
- Don't phone me between 7 and 8. We'll be having dinner then.
Tương Lai Gần
- Dự định sẽ làm gì:
S + am/is/are + going to + V-inf
Ví dụ: Where are you going to spend your holiday? - Sắp sửa làm gì:
S + am/is/are + V-inf
Ví dụ: My father is retiring.
II. Cách sử dụng
Tương Lai Đơn
- Diễn đạt một quyết định ngay tại thời điểm nói.
Ví dụ: Oh, I've left the door open. I will go and shut it. - Diễn đạt lời dự đoán không có căn cứ.
Ví dụ:- People won’t go to Jupiter before the 22nd century.
- Who do you think will get the job?
- Dùng trong câu đề nghị.
Ví dụ:- Will you shut the door?
- Shall I open the window?
- Shall we dance?
- Câu hứa hẹn.
Ví dụ: I promise I will call you as soon as I arrive.
TL TIẾP DIỄN
- Diễn đạt một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định ở tương lai.
Ví dụ:- At 10 o'clock tomorrow morning he will be working.
- I will be watching TV at 9 o'clock tonight.
- Diễn đạt hành động đang xảy ra ở tương lai thì có 1 hành động khác xảy ra.
Ví dụ:- I will be studying when you return this evening.
- They will be travelling in Italy by the time you arrive here.
Tương Lai Gần
- Diễn đạt một kế hoạch, dự định.
Ví dụ:- I have won $1,000. I am going to buy a new TV.
- When are you going to go on holiday?
- Diễn đạt một lời dự đoán dựa vào bằng chứng ở hiện tại.
Ví dụ:- The sky is very black. It is going to snow.
- I crashed the company car. My boss isn’t going to be very happy!
III. Phân biệt Tương Lai Đơn – Tương Lai Gần
Tương Lai Đơn | Tương Lai Gần |
---|---|
Ta dùng will khi quyết định làm điều gì đó vào lúc nói, không quyết định trước. | Ta dùng be going to khi đã quyết định làm điều gì đó rồi, lên lịch sẵn để làm rồi. |
Ví dụ: Tom: My bicycle has a flat tyre. Can you repair it for me? Father: Okay, but I can't do it right now. I will repair it tomorrow. | Ví dụ: Mother: Can you repair Tom's bicycle? It has a flat type. Father: Yes, I know. He told me. I'm going to repair it tomorrow. |
IV. Dấu hiệu nhận biết
Tương Lai Đơn
- tomorrow
- next day/week/month...
- someday
- soon
- as soon as
- until...
TL TIẾP DIỄN
- at this time tomorrow
- at this moment next year
- at present next Friday
- at 5 p.m tomorrow...
Tương Lai Gần
Để xác định được thì tương lai gần, cần dựa vào ngữ cảnh và các bằng chứng ở hiện tại.
Bài 7: Tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn
Đây cũng được coi là 1 “cặp đôi hoàn hảo” luôn khiến các bạn học Tiếng Anh phải đau đầu không kém gì cặp đôi hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn. Những cặp đôi này lại rất được các bài thi Toeic ưa chuộng, đưa vào để thử tài các sĩ tử nhà ta.
Vì vậy chúng ta cùng nghía lại thì Tương Lai Hoàn Thành và Tương Lai Hoàn Thành Tiếp Diễn một chút nha các bạn.
TL HOÀN THÀNH
1. Cấu trúc
S + will have + Pii
2. Cách sử dụng
- Diễn tả 1 hành động sẽ hoàn tất vào 1 thời điểm cho trước ở tương lai.
Ví dụ:- I'll have finished my work by noon.
- They'll have built that house by July next year.
- When you come back, I'll have written this letter.
3. Dấu hiệu nhận biết
Các cụm từ chỉ thời gian đi kèm:
- By + mốc thời gian (by the end of, by tomorrow)
- By then
- By the time
TL HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN
1. Cấu trúc
S + will have been + Ving
2. Cách sử dụng
- Diễn tả 1 hành động bắt đầu từ quá khứ và kéo dài đến 1 thời điểm cho trước ở tương lai.
Ví dụ:- By November, we'll have been living in this house for 10 years.
- By March 15th, I'll have been working for this company for 6 years.
3. Dấu hiệu nhận biết
Các cụm từ chỉ thời gian đi kèm:
- By ... for (+ khoảng thời gian)
- By then
- By the time
Bài 8: Tổng hợp thời thì
Trong các bài trước chúng ta đã học về các thì sau trong tiếng Anh:
- Bài 2: Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn
- Bài 3: Hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn
- Bài 4: Quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn
- Bài 5: Quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn
- Bài 6: Tương lai đơn, tương lai gần, tương lai tiếp diễn
- Bài 7: Tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn
Các bạn ôn lại bài rồi làm bài tập tổng hợp về các thì sau đây nhé!
Bài 9: Các dạng thức của động từ: Ving, To do
Một trong những câu hỏi mà các bạn học tiếng Anh thắc mắc nhiều nhất hẳn là làm sao để chia động từ chính xác khi làm bài CHIA ĐỘNG TỪ TRONG NGOẶC. Khi nào thì dùng V-infinitive, khi nào thì dùng V-ing phải không ạ? Hôm nay tôi sẽ cung cấp cho các bạn các cấu trúc câu thông dụng nhất của Ving và To do. Hy vọng các bạn sẽ không còn gặp khó khăn gì với dạng bài chia động từ nữa.
GERUND
1. Cách sử dụng
- Là chủ ngữ của câu: dancing bored him.
- Bổ ngữ của động từ: her hobby is painting.
- Là bổ ngữ: Seeing is believing.
- Sau giới từ: He was accused of smuggling.
- Sau một vài động từ: avoid, mind, enjoy,...
2. Một số cách dùng đặc biệt
- Những động từ sau được theo sau bởi V-ing: admit, avoid, delay, enjoy, excuse, consider, deny, finish, imagine, forgive, keep, mind, miss, postpone, practise, resist, risk, stop, remember, forget, regret, suggest, like, propose, detest, dread, resent, pardon, try, fancy.
Ví dụ:- He admitted taking the money.
- Would you consider selling the property?
- He kept complaining.
- He didn't want to risk getting wet.
- Verbs + prepositions: apologize for, accuse of, insist on, feel like, congratulate on, suspect of, look forward to, dream of, succeed in, object to, approve/disapprove of...
- Gerund cũng theo sau những cụm từ như:
- It's no use / It's no good...
- There's no point (in)...
- It's (not) worth ...
- Have difficulty (in) ...
- It's a waste of time/money ...
- Spend/waste time/money ...
- Be/get used to ...
- Be/get accustomed to ...
- Do/Would you mind ... ?
- be busy doing something
- What about ... ? How about ...?
- Go + V-ing (go shopping, go swimming...)
TO-INFINITIVE
1. Cách sử dụng
- Verb + to do:
Những động từ sau được theo sau trực tiếp bởi to-infinitive: agree, appear, arrange, attempt, ask, decide, determine, be determined, fail, endeavour, forget, happen, hope, learn, manage, offer, plan, prepare, promise, prove, refuse, remember, seem, tend, threaten, try, volunteer, expect, want, mean,...
Ví dụ:- She agreed to pay $50.
- Two men failed to return from the expedition.
- The remnants refused to leave.
- She volunteered to help the disabled.
- He learnt to look after himself.
- Verb + how/what/when/where/which/why + to do:
Những động từ sử dụng công thức này là: ask, decide, discover, find out, forget, know, learn, remember, see, show, think, understand, want to know, wonder...
Ví dụ:- He discovered how to open the safe.
- I found out where to buy fruit cheaply.
- She couldn't think what to say.
- I showed her which button to press.
- Verb + Object + to do:
Những động từ theo công thức này là: advise, allow, enable, encourage, forbid, force, hear, instruct, invite, let, order, permit, persuade, request, remind, see, train, urge, want, tempt...
Ví dụ:- These glasses will enable you to see in the dark.
- She encouraged me to try again.
- They forbade her to leave the house.
- They persuaded us to go with them.
Note: Một số động từ có thể đi cùng với cả động từ nguyên thể và V-ing, hãy so sánh sự khác nhau về ý nghĩa giữa chúng.
- Stop Ving: dừng làm gì (dừng hẳn)
Ví dụ: Stop smoking: dừng hút thuốc. - Stop to do: dừng lại để làm việc gì
Ví dụ: Stop to smoke: dừng lại để hút thuốc - Remember/forget/regret to do: nhớ/quên/tiếc sẽ phải làm gì (ở hiện tại – tương lai)
Ví dụ:- Remember to send this letter (hãy nhớ gửi bức thư này)
- Don’t forget to buy flowers (đừng quên mua hoa nhé)
- I regret to inform you that the train was cancelled (tôi rất tiếc phải báo tin – cho anh rằng chuyến tàu đã bị hủy)
- Remember/forget/regret Ving: nhớ/quên/tiếc đã làm gì (ở quá khứ)
Ví dụ:- I paid her $2. I still remember that. I still remember paying her $2. (tôi nhớ đã trả cô ấy 2 đô la rồi)
- She will never forget meeting the Queen. (cô ấy không bao giờ quên lần gặp nữ hoàng)
- He regrets leaving school early. It is the biggest mistake in his life. (Anh ấy hối tiếc vì đã bỏ học quá sớm)
- Try to do: cố gắng làm gì
Ví dụ: I try to pass the exam. (tôi cố gắng vượt qua kỳ thi) - Try Ving: thử làm gì
Ví dụ: You should try unlocking the door with this key. (bạn nên thử mở cửa với chiếc khóa này) - Like Ving: Thích làm gì vì nó thú vị, hay, cuốn hút, làm để thưởng thức.
Ví dụ: I like watching TV. - Like to do: làm việc đó vì nó là tốt và cần thiết
Ví dụ: I want to have this job. I like to learn English. - Prefer Ving to Ving
Prefer + to do smt + rather than (do) smt
Ví dụ:- I prefer driving to traveling by train.
- I prefer to drive rather than travel by train.
- Need to do: cần làm gì
Ví dụ: I need to go to school today. - Need doing: cần được làm gì (= need to be done)
Ví dụ: Your hair needs cutting. (= your hair needs to be cut) - Used to do: đã từng/thường làm gì trong quá khứ (bây giờ không làm nữa)
Ví dụ: I used to get up early when I was young. (Tôi thường dậy sớm khi còn trẻ) - Be/Get used to Ving: quen với việc gì (ở hiện tại)
Ví dụ: I’m used to getting up early. (Tôi quen với việc dậy sớm rồi) - Advise/allow/permit/recommend + Object + to do: khuyên/cho phép/đề nghị ai làm gì.
Ví dụ:- He advised me to apply at once.
- He advised applying at once.
- Advise/allow/permit/recommend + Ving: khuyên/cho phép, đề nghị làm gì.
Ví dụ:- They don’t allow us to park here.
- They don’t allow parking here.
- See/hear/smell/feel/notice/watch + Object + Ving: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chỉ chứng kiến 1 phần của hành động.
Ví dụ:- I see him passing my house everyday.
- She smelt something burning and saw smoke rising.
- See/hear/smell/feel/notice/watch + Object + V: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chứng kiến toàn bộ hành động.
Ví dụ:- We saw him leave the house.
- I heard him make arrangements for his journey.
Bài 10: Động từ khuyết thiếu
Modal verbs là nhóm động từ rất quen thuộc với mọi người học tiếng Anh. Ngay từ khi học lớp 6 chúng ta đã được làm quen với chúng qua các câu đơn giản như “Can I help you?”, “I can swim”.
Mời các bạn xem lại cách dùng của các động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh nhé.
Đặc tính chung của Động từ khuyết thiếu (Modal verbs)
- Cấu trúc chung:
S + Modal Verb + V(bare-infinitive)
(bare-infinitive: động từ nguyên thể không “to”)
Ví dụ: They can speak French and English. - Không thêm S vào sau “can” ở ngôi thứ ba số ít thì Hiện tại.
Ví dụ: He can use our phone. (không phải He cans use your phone) - Chỉ có nhiều nhất là 2 thì: Thì Hiện tại và thì Quá khứ đơn.
Ví dụ:- She can cook meals.
- She could cook meals when she was twelve.
I. CAN – COULD
A. CAN
CAN chỉ có 2 thì: Hiện tại và Quá khứ đơn. Những hình thức khác ta dùng động từ tương đương “be able to”. CAN cũng có thể được dùng như một trợ động từ để hình thành một số cách nói riêng.
- CAN và COULD có nghĩa là “có thể”, diễn tả một khả năng (ability).
Ví dụ:- Can you swim?
- She could ride a bicycle when she was five years old.
- Trong văn nói (colloquial speech), CAN được dùng thay cho MAY để diễn tả một sự cho phép (permission) và thể phủ định CANNOT được dùng để diễn tả một sự cấm đoán (prohibition).
Ví dụ: In London buses you can smoke on the upper deck, but you can’t smoke downstairs. - CAN cũng diễn tả một điều có thể xảy đến (possibility). Trong câu hỏi và câu cảm thán CAN có nghĩa là ‘Is it possible…?’
Ví dụ:- Can it be true?
- It surely can’t be four o’clock already!
- CANNOT được dùng để diễn tả một điều khó có thể xảy ra (virtual impossibility).
Ví dụ: He can’t have missed the way. I explained the route carefully. - Khi dùng với động từ tri giác (verbs of perception) CAN cho ý nghĩa tương đương với thì Tiếp diễn (Continuous Tense).
Ví dụ: Listen! I think I can hear the sound of the sea. (không dùng I am hearing)
B. COULD
- COULD là thì quá khứ đơn của CAN.
Ví dụ: She could swim when she was five. - COULD còn được dùng trong câu điều kiện.
Ví dụ: If you tried, you could do that work. - Trong cách nói thân mật, COULD được xem như nhiều tính chất lịch sự hơn CAN.
Ví dụ:- Can you change a 20-dollar note for me, please?
- Could you tell me the right time, please?
- COULD được dùng để diễn tả một sự ngờ vực hay một lời phản kháng nhẹ nhàng.
Ví dụ:- His story could be true, but I hardly think it is.
- I could do the job today, but I’d rather put it off until tomorrow.
- COULD – WAS/WERE ABLE TO
- Nếu hành động diễn tả một khả năng, một kiến thức, COULD được dùng thường hơn WAS/WERE ABLE TO.
Ví dụ:- He hurt his foot, and he couldn’t play in the match.
- The door was locked, and I couldn’t open it.
- Nếu câu nói hàm ý một sự thành công trong việc thực hiện hành động (succeeded in doing) thì WAS/WERE ABLE TO được sử dụng chứ không phải COULD.
Ví dụ: I finished my work early and so was able to go to the pub with my friends.
- Nếu hành động diễn tả một khả năng, một kiến thức, COULD được dùng thường hơn WAS/WERE ABLE TO.
II. MAY – MIGHT
- MAY và dạng quá khứ MIGHT diễn tả sự xin phép, cho phép (permission).
Ví dụ:- May I take this book? – Yes, you may.
- She asked if she might go to the party.
- MAY/MIGHT dùng diễn tả một khả năng có thể xảy ra hay không thể xảy ra.
Ví dụ:- It may rain.
- He admitted that the news might be true.
- Dùng trong câu cảm thán, MAY/MIGHT diễn tả một lời cầu chúc.
Ví dụ: May all your dreams come true!
Trong cách dùng này có thể xem MAY như một loại Bàng Thái cách (Subjunctive). - MAY/MIGHT dùng trong mệnh đề theo sau các động từ hope (hy vọng) và trust (tin tưởng).
Ví dụ:- I trust (hope) that you may find this plan to your satisfaction.
- He trusted (hoped) that we might find the plan to our satisfaction.
- MAY/MIGHT dùng thay cho một mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (adverb clauses of concession).
Ví dụ:- He may be poor, but he is honest. (Though he is poor…)
- Try as he may, he will not pass the examination. (Though he tries hard…)
- Try as he might, he could not pass the examination. (Though he tried hard…)
- MAY/MIGHT thường được dùng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (adverb clauses of purpose). Trong trường hợp này người ta cũng thường dùng CAN/COULD để thay cho MAY/MIGHT.
Ví dụ: She was studying so that she might read English books. - MIGHT (không dùng MAY) đôi khi được dùng trong câu để diễn tả một lời trách mắng có tính hờn dỗi (petulant reproach).
Ví dụ:- You might listen when I am talking to you. (Làm ơn ráng mà lắng nghe tôi nói)
- You might try to be a little more helpful. (Làm ơn ráng mà tỏ ra có ích một chút)
III. MUST
- MUST có nghĩa là “phải” diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc.
Ví dụ: You must drive on the left in London. - MUST dùng trong câu suy luận logic.
Ví dụ:- Are you going home at midnight? You must be mad!
- You have worked hard all day; you must be tired.
- MUST NOT (MUSTN’T) diễn tả một lệnh cấm.
Ví dụ: You mustn’t walk on the grass. - Khi muốn diễn tả thể phủ định của MUST với ý nghĩa “không cần thiết” người ta sử dụng NEED NOT (NEEDN’T).
Ví dụ: Must I do it now? – No, you needn’t. Tomorrow will be soon enough. - MUST và HAVE TO
- HAVE TO dùng thay cho MUST trong những hình thức mà MUST không có.
Ví dụ: We shall have to hurry if we are going to catch the twelve o’clock train. - HAVE TO không thể thay thế MUST trong câu suy luận logic.
Ví dụ: He must be mad. (I personally thought that he was mad) - MUST và HAVE TO đều có thể dùng để diễn tả sự cưỡng bách, bắt buộc (compulsion). Tuy nhiên MUST mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ người nói trong khi HAVE TO mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ hoàn cảnh bên ngoài (external circumstances).
Ví dụ:- You must do what I tell you.
- Passengers must cross the line by the bridge. (Lệnh của Cục Đường Sắt)
- Passengers have to cross the line by the bridge. (Vì không còn đường nào khác)
- HAVE TO dùng thay cho MUST trong những hình thức mà MUST không có.
IV. SHALL – SHOULD
1. SHALL
Được dùng trong những trường hợp sau:
- Dùng trong cấu trúc thì Tương lai (Simple Future) ở ngôi thứ nhất.
Ví dụ: I shall do what I like. - Diễn tả một lời hứa (promise), một sự quả quyết (determination) hay một mối đe dọa (threat).
Ví dụ:- If you work hard, you shall have a holiday on Saturday. (promise)
- He shall suffer for this; he shall pay you what he owes you. (threat)
- These people want to buy my house, but they shan’t have it. (determination)
2. SHOULD
Được dùng trong những trường hợp sau:
- Dùng trong câu khuyên ai đó nên làm gì, và tương đương với ought to.
Ví dụ:- You should do what the teacher tells you.
- People who live in glass houses should not throw stones. (proverb)
- Dùng thay cho must khi không muốn diễn tả một ý nghĩa quá bắt buộc ai đó phải làm gì.
Ví dụ: Members who want tickets for the dance should apply before September 1st to the Secretary.
V. WILL – WOULD
1. WILL
- Được dùng ở thì Tương lai (simple future), diễn tả một kế hoạch (plan), sự mong muốn (willingness), một lời hứa (promise) hay một sự quả quyết (determination).
Ví dụ:- All right; I will pay you at the rate you ask. (willingness)
- I won’t forget little Margaret’s birthday. I will send her a present. (promise)
- Dùng trong câu đề nghị.
Ví dụ:- Will you shut the door?
- Shall I open the window?
2. WOULD
- Dùng để hình thành thì Tương lai trong quá khứ (future in the past) hay các thì trong câu điều kiện.
Ví dụ:- He said he would send it to me, but he didn’t.
- If she were here, she would help us.
- He would have been very happy if he had known about it.
- Diễn tả một thói quen trong quá khứ. Với nghĩa này, WOULD có thể dùng thay cho used to.
Ví dụ: Every day he would get up at six o’clock and light the fire.
VI. OUGHT TO – DARE – NEED
1. OUGHT TO
OUGHT TO có nghĩa là “nên”, gần giống với should. Trong hầu hết các trường hợp OUGHT TO có thể được thay thế bằng should.
Ví dụ:
- They ought to (should) pay the money.
- He ought to (should) be ashamed of himself.
- OUGHT TO cũng dùng để diễn tả một sự gần đúng, rất có thể đúng (strong probability).
Ví dụ: If Alice left home at 9:00, she ought to be here any minute now. - OUGHT TO có thể dùng trong tương lai với các từ xác định thời gian tương lai như tomorrow, next Tuesday…
Ví dụ: Our team ought to win the match tomorrow. - OUGHT NOT TO HAVE + past participle diễn tả một sự không tán đồng về một hành động đã làm trong quá khứ.
Ví dụ: You ought not to have spent all that money on such a thing.
2. DARE
- DARE có nghĩa là “dám, cả gan” có thể được xem như một động từ khuyết lẫn động từ thường. Khi là một động từ khuyết thiếu, nó có đầy đủ đặc tính của loại động từ này.
Ví dụ:- Dare he go and speak to her? (động từ khuyết thiếu)
- You daren’t climb that tree, dare you? (động từ khuyết thiếu)
- He doesn’t dare to answer my letter. (động từ thường)
- She didn’t dare to say a word, did she? (động từ thường)
- Thành ngữ “I dare say” có nghĩa là “có thể, có lẽ” đồng nghĩa với các từ “perhaps”, “it is probable”. Thành ngữ này thường không dùng với chủ từ nào khác ngoài ngôi thứ nhất.
Ví dụ: He is not here yet, but I daresay he will come later.
3. NEED
- Có hai động từ NEED: một động từ thường và một động từ khuyết thiếu. Khi là động từ khuyết thiếu NEED chỉ có hình thức Hiện tại và có đầy đủ đặc tính của một động từ khuyết thiếu. Nó có nghĩa là “cần phải”, tương tự như have to. Vì thế nó cũng được xem là một loại phủ định của must.
Ví dụ:- Need he work so hard?
- You needn’t go yet, need you?
- Có một điều cần nhớ là động từ khuyết thiếu NEED không dùng ở thể xác định. Nó chỉ được dùng ở thể phủ định và nghi vấn. Khi dùng ở thể xác định nó phải được dùng với một từ ngữ phủ định.
Ví dụ:- You needn’t see him, but I must.
- I hardly need say how much I enjoyed the holiday.
VII. USED TO
- USED TO là một hình thức động từ đặc biệt. Nó có thể được xem như một động từ thường hay một động từ khuyết thiếu trong việc hình thành thể phủ định và thể nghi vấn.
Ví dụ:- You used to live in London, usedn’t you?
- He usedn’t to smoke as much as he does now.
- He didn’t use to smoke as much as he does now.
- Did you use to climb the old tree in the garden?
- Ngày nay người ta có khuynh hướng dùng did và didn’t để lập thể phủ định và thể nghi vấn cho USED TO. Trong nhiều trường hợp thể phủ định có thể được hình thành bằng cách sử dụng never.
Ví dụ: You never used to make that mistake.
- USED TO được dùng để chỉ một hành động liên tục, kéo dài, lặp đi lặp lại trong quá khứ mà nay không còn nữa.
Ví dụ: People used to think that the earth was flat. - Với thì Quá khứ đơn người ta chỉ biết hành động đã xảy ra. Với USED TO người ta thấy được tính chất kéo dài của hành động ấy.
Ví dụ:- He was my classmate. (không rõ trong thời gian bao lâu)
- He used to be my classmate. (trong một thời gian khá lâu)
- Phân biệt USED TO và một số hình thức khác
- USED TO + infinitive: hành động liên tục trong quá khứ
- (be) USED TO + V.ing: quen với một việc gì
- (get) USED TO + V.ing: làm quen với một việc gì.
Ví dụ:- He used to work six days a week. (Now he doesn’t)
- It took my brother two weeks to get used to working at night. Now he’s used to it.
Bài 11: Danh từ
Danh từ trong tiếng Anh không chỉ đơn thuần là đối tượng được nhắc đến trực tiếp hay gián tiếp thực hiện hành động hay chịu tác động của hành động trong câu mà còn liên quan chặt chẽ tới hình thức chia thì của động từ. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng học cách nhận diện danh từ, phân loại chúng và vận dụng đúng thể thức của danh từ nhé.
1. Chức năng của danh từ
- Danh từ trong tiếng Anh là từ dùng để chỉ người, vật, việc, địa điểm…
- Chức năng của danh từ:
- Làm chủ ngữ: Her children are very obedient – Những đứa con của cô ấy rất ngoan.
- Làm tân ngữ trực tiếp: Nam likes some chocolate – Nam thích sôcôla.
- Làm tân ngữ gián tiếp: John gave Peter a red pen – John đã đưa cho Peter một cái bút màu đỏ.
- Làm bổ ngữ của chủ ngữ: (đứng sau các động từ “tobe” và “become”): My sister is a journalist – Chị gái tôi là một nhà báo.
- Làm bổ ngữ cho tân ngữ: People consider him a teacher – Mọi người nghĩ anh ấy là một giáo viên.
2. Phân loại danh từ
Danh từ có thể chia thành 4 loại như sau:
- Danh từ chung.
- Danh từ riêng.
- Danh từ trừu tượng.
- Danh từ tập thể.
Danh từ chung (Common nouns)
- Danh từ chung là những danh từ chỉ người, việc và địa điểm.
Ví dụ: Dog, house, picture, computer. - Danh từ chung có thể được viết dưới hình thức số ít hoặc số nhiều.
Ví dụ: A dog hoặc dogs. - Danh từ chung không viết hoa chữ cái đầu.
Danh từ riêng (Proper nouns)
- Danh từ riêng là những tên riêng để gọi từng sự vật, đối tượng duy nhất, cá biệt như tên người, tên địa danh, tên công ty….
Ví dụ: Microsoft, Mr. David Green, La Thành street, Greentown Hospital, Town House Hotel, City Park…. - Chú ý: danh từ riêng phải viết hoa chữ cái đầu.
Danh từ trừu tượng (Abstract nouns)
- Một danh từ trừu tượng là một danh từ chung nhằm gọi tên một ý ایده hoặc một phẩm chất. Các danh từ trừu tượng thường không được xem, ngửi, tiếp xúc hoặc nếm.
Ví dụ: Joy, peace, emotion, wisdom, beauty, courage, love, strength, character, happiness, personality. - Danh từ trừu tượng có thể ở dạng số ít hoặc số nhiều.
- Danh từ trừu tượng có thể đếm được hoặc không đếm được.
Danh từ tập thể (Collective nouns)
- Một danh từ tập hợp gọi tên một nhóm hay một tập hợp nhiều người, nơi chốn, hoặc đồ vật.
Ví dụ: Crew, team, navy, republic, nation, federation, herd, bunch, flock, swarm, litter.
3. Xác định danh từ đếm được và không đếm được (Countable noun/ Non-countable noun)
Danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu cần được xác định chính xác là danh từ số ít hay số nhiều, đếm được hay không đếm được để chia thì cho phù hợp với động từ. Như một phần trọng tâm trong chuyên đề “danh từ”, chúng ta hãy cùng ghi nhớ những danh từ đặc biệt sau.
- Danh từ đếm được: Là danh từ có thể dùng được với số đếm, do đó nó có 2 hình thái số ít và số nhiều. Nó dùng được với a hay với the.
Ví dụ: One book, two books, … - Danh từ không đếm được: Không dùng được với số đếm, do đó nó không có hình thái số ít, số nhiều. Nó không thể dùng được với a, còn the chỉ trong một số trường hợp đặc biệt như: milk (sữa). Bạn không thể nói “one milk”, “two milks” … (Một số vật chất không đếm được có thể được chứa trong các bình đựng, bao bì… đếm được như: one glass of milk - một cốc sữa).
Lưu ý:
- Một số danh từ đếm được có hình thái số nhiều đặc biệt như: person – people; child – children; tooth – teeth; foot – feet; mouse – mice …
- Một số danh từ đếm được có dạng số ít/ số nhiều như nhau chỉ phân biệt bằng có “a” và không có “a”: an aircraft/ aircraft; a sheep/ sheep; a fish/ fish.
- Một số các danh từ không đếm được như food, meat, money, sand, water … đôi khi được dùng như các danh từ số nhiều để chỉ các dạng, loại khác nhau của vật liệu đó.
Ví dụ: This is one of the foods that my doctor wants me to eat. - Danh từ “time” nếu dùng với nghĩa là “thời gian” là không đếm được nhưng khi dùng với nghĩa là “thời đại” hay “số lần” là danh từ đếm được.
Ví dụ:- You have spent too much time on that homework. (thời gian, không đếm được)
- I have seen that movie three times before. (số lần, đếm được)
Bảng sau là các định ngữ dùng được với các danh từ đếm được và không đếm được:
WITH COUNTABLE NOUN | WITH UNCOUNTABLE NOUN |
---|---|
a(n), the, some, any | the, some, any |
this, that, these, those | this, that |
none, one, two, three,... | none |
many | much (thường dùng trong câu phủ định, câu hỏi) |
a lot of | a lot of |
a [large / great] number of | a large amount of |
(a) few | (a) little |
fewer... than | less... than |
more... than | more... than |
Một số từ không đếm được nên biết:
| sand | money | information | physics | | food | news | air | mathematics | | meat | measles (bệnh sởi) | mumps (bệnh quai bị) | politics | | water | soap | economics | homework |
Note: “advertising” là danh từ không đếm được nhưng “advertisement” là danh từ đếm được, chỉ một quảng cáo cụ thể nào đó.
Ví dụ: There are too many advertisements during TV shows.
- Các danh từ tập hợp có thể số ít hoặc số nhiều. Chúng thường đi với các động từ số ít bởi nhóm này hoạt động cùng nhau dưới hình thức là một đơn vị. Một danh từ tập hợp đi với một động từ số nhiều khi thành phần của nhóm hoạt động như dưới dạng các cá nhân.
Ví dụ:- Our team is practicing three nights a week. (Đội của chúng tôi luyện tập ba đêm một tuần)
- Our team are arguing about the strategy. (Các thành viên trong đội đang tranh luận về chiến lược)
Bài 12: Mạo từ
Mạo từ (Articles) là một trong những chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh và thường xuyên xuất hiện trong bài thi TOEIC, đặc biệt ở phần ngữ pháp và đọc hiểu. Việc nắm chắc cách sử dụng mạo từ a, an, the và trường hợp không dùng mạo từ (zero article) sẽ giúp bạn trả lời chính xác các câu hỏi liên quan.
I. Phân loại mạo từ
1. Mạo từ bất định: A/An
- A được dùng trước danh từ đếm được số ít, bắt đầu bằng phụ âm (âm, không phải chữ cái).
Ví dụ: A book, a university (âm /j/ là phụ âm). - An được dùng trước danh từ đếm được số ít, bắt đầu bằng nguyên âm (âm a, e, i, o, u).
Ví dụ: An apple, an hour (âm /aʊ/ bắt đầu bằng nguyên âm). - Cách sử dụng:
- Dùng khi danh từ được nhắc đến lần đầu và người nghe/người đọc chưa biết rõ nó là gì.
Ví dụ: I saw a dog in the park. - Dùng trong cụm từ chỉ số lượng, tần suất.
Ví dụ: A hundred people, twice a day. - Dùng để chỉ một thành viên trong một nhóm.
Ví dụ: She is a teacher. (Cô ấy là một giáo viên, thuộc nhóm giáo viên).
- Dùng khi danh từ được nhắc đến lần đầu và người nghe/người đọc chưa biết rõ nó là gì.
2. Mạo từ xác định: The
- Dùng trước danh từ đếm được (số ít hoặc số nhiều) hoặc không đếm được, khi danh từ đã được xác định cụ thể, người nghe/người đọc biết rõ nó là gì.
Ví dụ: The dog I saw yesterday was cute. (Con chó cụ thể đã được nhắc trước). - Cách sử dụng:
- Khi danh từ được xác định qua ngữ cảnh hoặc đã nhắc trước.
Ví dụ: I bought a book. The book is on the table. - Khi danh từ là duy nhất.
Ví dụ: The sun, the moon, the Internet. - Trước danh từ chỉ thứ tự hoặc so sánh hơn nhất.
Ví dụ: The first day, the best student. - Trước tên địa lý (sông, biển, núi số nhiều, quần đảo, v.v.).
Ví dụ: The Pacific Ocean, the Alps. - Trước danh từ chung nhưng đại diện cho cả loài.
Ví dụ: The tiger is a dangerous animal.
- Khi danh từ được xác định qua ngữ cảnh hoặc đã nhắc trước.
3. Không dùng mạo từ (Zero Article)
- Trước danh từ không đếm được hoặc danh từ số nhiều khi mang nghĩa chung chung.
Ví dụ:- I like coffee. (Cà phê nói chung)
- Dogs are loyal animals. (Chó nói chung)
- Trước tên riêng, tên quốc gia (trừ một số trường hợp đặc biệt như the USA, the Netherlands).
Ví dụ: Japan, Mount Everest. - Trước các danh từ trừu tượng, môn học, môn thể thao, bữa ăn, phương tiện giao thông (khi mang nghĩa chung).
Ví dụ:- Happiness is important.
- I study mathematics.
- I go to work by bus.
- Trong một số cụm từ cố định.
Ví dụ: At home, in bed, by chance.
II. Lưu ý trong TOEIC
- Phân biệt a/an và the dựa trên ngữ cảnh: Nếu danh từ được nhắc lần đầu, dùng a/an; nếu đã xác định, dùng the.
- Chú ý các trường hợp đặc biệt:
- Không dùng the trước danh từ số nhiều mang nghĩa chung, nhưng dùng the khi chỉ một nhóm cụ thể.
Ví dụ:- Students should study hard. (Học sinh nói chung)
- The students in this class are excellent. (Học sinh cụ thể trong lớp này)
- Không dùng the trước danh từ số nhiều mang nghĩa chung, nhưng dùng the khi chỉ một nhóm cụ thể.
- Một số cụm từ cố định thường gặp trong TOEIC: in the morning, at the moment, on the other hand.
- Tránh nhầm lẫn khi danh từ đứng sau giới từ hoặc cụm từ chỉ số lượng.
Ví dụ: A lot of time, some of the books.
Bài 13: Đại từ
Đại từ (Pronouns) thay thế cho danh từ để tránh lặp từ, giúp câu văn mạch lạc và tự nhiên hơn. Trong bài thi TOEIC, đại từ thường xuất hiện trong các câu hỏi ngữ pháp, đặc biệt liên quan đến sự hòa hợp giữa đại từ và danh từ mà nó thay thế.
I. Phân loại đại từ
1. Đại từ nhân xưng (Personal Pronouns)
- Thay thế cho danh từ chỉ người hoặc vật, có dạng chủ ngữ và tân ngữ.
- Bảng đại từ nhân xưng:
Chủ ngữ | Tân ngữ | Sở hữu |
---|---|---|
I | me | mine |
You | you | yours |
He | him | his |
She | her | hers |
It | it | its |
We | us | ours |
They | them | theirs |
Ví dụ:
- She is my friend. I gave her a gift. The gift is hers.
- It is a nice book. I bought it yesterday.
2. Đại từ sở hữu (Possessive Pronouns)
- Chỉ sự sở hữu, thay thế cho danh từ sở hữu để tránh lặp từ.
Ví dụ: This is my book, but that one is yours.
3. Đại từ phản thân (Reflexive Pronouns)
- Chỉ hành động quay lại chính chủ thể, thường dùng sau các động từ như enjoy, hurt, teach.
- Dạng: myself, yourself, himself, herself, itself, ourselves, yourselves, themselves.
Ví dụ: - She taught herself to play the piano.
- They enjoyed themselves at the party.
4. Đại từ quan hệ (Relative Pronouns)
- Dùng trong mệnh đề quan hệ: who, whom, whose, which, that.
Ví dụ: The man who helped me is my neighbor.
(Xem chi tiết ở Bài 21: Mệnh đề quan hệ).
5. Đại từ bất định (Indefinite Pronouns)
- Chỉ người hoặc vật không xác định: someone, something, anyone, anything, everyone, everything, no one, nothing, etc.
Ví dụ: - Someone left their bag here.
- There’s nothing to worry about.
6. Đại từ chỉ định (Demonstrative Pronouns)
- Chỉ vật hoặc người cụ thể: this, that, these, those.
Ví dụ: - This is my phone.
- Those are your books.
II. Lưu ý trong TOEIC
- Hòa hợp đại từ và danh từ: Đại từ phải phù hợp về số (số ít/số nhiều) và giống (nam/nữ/vật) với danh từ nó thay thế.
Ví dụ: The company announced its new policy. (Không dùng their vì company là số ít). - Phân biệt chủ ngữ và tân ngữ:
Ví dụ: She gave him a book. (Không dùng her gave he). - Chú ý đại từ bất định trong câu hỏi ngữ pháp TOEIC, đặc biệt với everyone, someone (đi với động từ số ít).
- Tránh nhầm lẫn giữa its (sở hữu) và it’s (it is).
Bài 14: Các loại câu hỏi
Câu hỏi trong tiếng Anh có nhiều loại, được sử dụng để thu thập thông tin, xác nhận, hoặc yêu cầu. Trong bài thi TOEIC, việc hiểu các loại câu hỏi giúp bạn trả lời chính xác các câu hỏi nghe và đọc hiểu, đặc biệt trong phần hội thoại.
I. Phân loại câu hỏi
1. Câu hỏi Yes/No
- Dùng để xác nhận hoặc phủ nhận thông tin, thường bắt đầu bằng trợ động từ (do, does, is, are, have, will, etc.).
- Trả lời: Yes/No + thông tin bổ sung (nếu cần).
Ví dụ: - Do you like coffee? → Yes, I do. / No, I don’t.
- Is she coming to the meeting? → Yes, she is. / No, she isn’t.
2. Câu hỏi Wh- (Câu hỏi thông tin)
- Bắt đầu bằng từ để hỏi: what, who, whom, whose, where, when, why, how.
- Dùng để lấy thông tin chi tiết.
Ví dụ: - What time is the meeting? → It’s at 9 a.m.
- Where are you going? → I’m going to the office.
- Why did she leave early? → Because she was sick.
3. Câu hỏi lựa chọn (Alternative Questions)
- Đưa ra các lựa chọn, thường dùng or.
Ví dụ: - Would you like tea or coffee? → Coffee, please.
- Are you staying here or going home? → I’m going home.
4. Câu hỏi đuôi (Tag Questions)
- Dùng để xác nhận thông tin, gồm câu trần thuật + câu hỏi ngắn ở cuối.
- Quy tắc: Nếu câu trần thuật khẳng định, câu hỏi đuôi phủ định và ngược lại.
Ví dụ: - You’re coming to the party, aren’t you? → Yes, I am.
- She doesn’t like tea, does she? → No, she doesn’t.
5. Câu hỏi gián tiếp (Indirect Questions)
- Dùng trong văn nói lịch sự hoặc văn viết, bắt đầu bằng cụm như Could you tell me, Do you know.
- Cấu trúc: Cụm mở đầu + từ để hỏi + S + V (trần thuật).
Ví dụ: - Where is the station? → Could you tell me where the station is?
- What time does the train leave? → Do you know what time the train leaves?
II. Lưu ý trong TOEIC
- Trong phần Listening, câu hỏi Yes/No và Wh- thường xuất hiện trong hội thoại ngắn. Nghe kỹ từ khóa để chọn đáp án đúng.
- Trong phần Reading, câu hỏi gián tiếp hoặc câu hỏi đuôi có thể xuất hiện trong đoạn văn hoặc email, đòi hỏi bạn hiểu ngữ cảnh.
- Chú ý ngữ điệu: Câu hỏi đuôi để xác nhận thường có ngữ điệu đi xuống, trong khi câu hỏi thật có ngữ điệu đi lên.
- Phân biệt who (chủ ngữ) và whom (tân ngữ) trong câu hỏi Wh-, dù trong văn nói whom ít được dùng.
Bài 15: Tính từ và trạng từ
Tính từ (Adjectives) và trạng từ (Adverbs) đóng vai trò bổ nghĩa, giúp câu trở nên sinh động và chính xác hơn. Trong bài thi TOEIC, chúng thường xuất hiện trong các câu hỏi ngữ pháp, đặc biệt liên quan đến vị trí và dạng đúng của từ.
I. Tính từ
1. Định nghĩa và chức năng
- Tính từ bổ nghĩa cho danh từ, mô tả đặc điểm, tính chất, số lượng, hoặc mức độ.
- Vị trí:
- Trước danh từ: A beautiful house.
- Sau động từ nối (be, seem, look, feel, become, etc.): She is happy.
- Ví dụ: The tall man, This book is interesting.
2. Một số lưu ý
- Tính từ không thay đổi theo số ít/số nhiều của danh từ.
Ví dụ: A big house, two big houses. - Một số tính từ chỉ đứng sau động từ nối, không đứng trước danh từ: afraid, alive, asleep, awake.
Ví dụ: The child is asleep. (Không nói: An asleep child).
II. Trạng từ
1. Định nghĩa và chức năng
- Trạng từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ khác, hoặc cả câu, mô tả cách thức, mức độ, thời gian, nơi chốn, v.v.
- Vị trí:
- Trước hoặc sau động từ: She runs quickly.
- Đầu câu (thường chỉ thời gian hoặc tần suất): Yesterday, we met.
- Trước tính từ/trạng từ: This is very interesting.
- Ví dụ: He works carefully, She speaks too fast.
2. Cách hình thành trạng từ
- Thêm -ly vào tính từ: quick → quickly, careful → carefully.
- Một số trường hợp bất quy tắc:
- good → well
- fast → fast
- hard → hard
- Một số từ vừa là tính từ vừa là trạng từ: fast, hard, late, early.
Ví dụ: A fast car (tính từ), He runs fast (trạng từ).
III. Lưu ý trong TOEIC
- Phân biệt tính từ và trạng từ dựa trên từ loại mà chúng bổ nghĩa:
- Tính từ bổ nghĩa danh từ.
- Trạng từ bổ nghĩa động từ, tính từ, hoặc trạng từ.
Ví dụ: - She is a careful driver. (Tính từ, bổ nghĩa driver)
- She drives carefully. (Trạng từ, bổ nghĩa drives)
- Chú ý các câu hỏi về vị trí từ: Trạng từ tần suất (always, often, never) thường đứng trước động từ chính nhưng sau động từ to be.
Ví dụ: She always arrives on time. / She is always late. - Một số trạng từ không có -ly (hard, fast) dễ bị nhầm với tính từ, cần đọc kỹ ngữ cảnh.
Bài 16: So sánh
So sánh (Comparison) là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh, giúp diễn đạt sự khác biệt hoặc tương đồng giữa các đối tượng. Trong bài thi TOEIC, các dạng so sánh thường xuất hiện trong phần ngữ pháp và đọc hiểu.
I. Các dạng so sánh
1. So sánh bằng (Equal Comparison)
- Cấu trúc: S + V + as + tính từ/trạng từ + as + N/Pronoun.
- Phủ định: S + V + not as + tính từ/trạng từ + as + N/Pronoun.
Ví dụ: - She is as tall as her brother.
- This book is not as interesting as that one.
- He runs as fast as I do.
2. So sánh hơn (Comparative)
- Cấu trúc: S + V + tính từ/trạng từ + -er + than + N/Pronoun.
- Hoặc: S + V + more + tính từ/trạng từ + than + N/Pronoun.
Ví dụ: - She is taller than her sister.
- This project is more difficult than the previous one.
- He works more carefully than his colleague.
3. So sánh hơn nhất (Superlative)
- Cấu trúc: S + V + the + tính từ/trạng từ + -est + (N).
- Hoặc: S + V + the + most + tính từ/trạng từ + (N).
Ví dụ: - She is the tallest girl in the class.
- This is the most expensive car in the showroom.
- He runs the fastest in the team.
II. Quy tắc hình thành so sánh
1. Tính từ/trạng từ ngắn (1-2 âm tiết)
- So sánh hơn: Thêm -er.
- So sánh hơn nhất: Thêm -est.
Ví dụ: tall → taller → tallest, fast → faster → fastest. - Một số trường hợp đặc biệt:
- Kết thúc bằng phụ âm + y → đổi y thành i: happy → happier → happiest.
- Kết thúc bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm → nhân đôi phụ âm: big → bigger → biggest.
2. Tính từ/trạng từ dài (3 âm tiết trở lên)
- So sánh hơn: Dùng more + tính từ/trạng từ + than.
- So sánh hơn nhất: Dùng the + most + tính từ/trạng từ.
Ví dụ: beautiful → more beautiful → the most beautiful.
3. Tính từ/trạng từ bất quy tắc
Tính từ/Trạng từ | So sánh hơn | So sánh hơn nhất |
---|---|---|
good/well | better | best |
bad/badly | worse | worst |
many/much | more | most |
little | less | least |
far | farther/further | farthest/furthest |
Ví dụ:
- This is the best movie I’ve ever seen.
- She sings better than I do.
III. Lưu ý trong TOEIC
- Chú ý cấu trúc đúng: more…than, the most, tránh nhầm với as…as.
- Phân biệt less (ít hơn) và fewer (ít hơn, dùng với danh từ đếm được).
Ví dụ:- Fewer people attended the meeting.
- Less time is needed for this task.
- Trong TOEIC, các câu hỏi so sánh thường yêu cầu chọn dạng đúng của tính từ/trạng từ hoặc điền từ còn thiếu.
- Một số cấu trúc đặc biệt:
- The + so sánh hơn…, the + so sánh hơn…: Càng…càng…
Ví dụ: The harder you work, the more successful you’ll be. - More and more: Ngày càng…
Ví dụ: The city is becoming more and more crowded.
- The + so sánh hơn…, the + so sánh hơn…: Càng…càng…
Bài 17: Giới từ
Giới từ (Prepositions) là từ hoặc cụm từ đứng trước danh từ, đại từ, hoặc danh động từ để chỉ mối quan hệ về thời gian, nơi chốn, cách thức, v.v. Trong bài thi TOEIC, giới từ thường xuất hiện trong các câu hỏi ngữ pháp và đọc hiểu, đặc biệt trong cụm động từ hoặc cụm từ cố định.
I. Các loại giới từ
1. Giới từ chỉ thời gian
- At: Chỉ thời gian cụ thể (giờ, khoảnh khắc).
Ví dụ: At 7 p.m., at midnight, at the moment. - On: Chỉ ngày, ngày lễ, hoặc một phần cụ thể của ngày.
Ví dụ: On Monday, on Christmas, on the weekend. - In: Chỉ khoảng thời gian dài (tháng, năm, mùa, thế kỷ).
Ví dụ: In June, in 2023, in the morning, in the 21st century. - Since: Từ một thời điểm trong quá khứ đến hiện tại.
Ví dụ: I’ve worked here since 2015. - For: Chỉ khoảng thời gian kéo dài.
Ví dụ: I stayed there for two weeks. - By: Trước một thời điểm.
Ví dụ: Finish the report by Friday. - Until/Till: Cho đến khi.
Ví dụ: She worked until midnight.
2. Giới từ chỉ nơi chốn
- At: Chỉ vị trí cụ thể, điểm nhỏ.
Ví dụ: At the station, at the door, at home. - In: Chỉ không gian bên trong, khu vực lớn.
Ví dụ: In the room, in London, in a car. - On: Chỉ bề mặt hoặc phương tiện công cộng.
Ví dụ: On the table, on the bus, on TV. - By/Near: Gần, bên cạnh.
Ví dụ: The park is by my house. - Between/Among: Giữa (2 người/vật), giữa (nhiều người/vật).
Ví dụ: The book is between two pens. / Share the food among friends.
3. Giới từ chỉ cách thức, mục đích, lý do
- With: Bằng phương tiện, công cụ.
Ví dụ: I write with a pen. - For: Chỉ mục đích, lý do.
Ví dụ: This gift is for you. - Because of/Due to: Vì, do.
Ví dụ: The meeting was canceled because of the rain.
4. Giới từ trong cụm động từ
- Nhiều động từ kết hợp với giới từ tạo thành cụm động từ có nghĩa riêng.
Ví dụ: - Look after (chăm sóc): She looks after her children.
- Depend on (phụ thuộc): It depends on the situation.
- Give up (từ bỏ): He gave up smoking.
II. Lưu ý trong TOEIC
- Chú ý các cụm động từ và cụm giới từ cố định thường gặp trong TOEIC: in charge of, responsible for, interested in, apply for, aware of.
- Phân biệt các giới từ có nghĩa tương tự:
- In time (đúng giờ), On time (đúng giờ theo lịch trình).
- By (trước một thời điểm), Until (cho đến khi).
- Một số danh từ, tính từ, động từ yêu cầu giới từ cụ thể:
- Noun: solution to, demand for.
- Adjective: good at, similar to.
- Verb: agree with, listen to.
- Trong câu hỏi TOEIC, cần đọc kỹ ngữ cảnh để chọn giới từ đúng, đặc biệt với các cụm như at the end of (cuối một khoảng thời gian) và in the end (cuối cùng, kết quả).
Bài 18: Bị động
Câu bị động (Passive Voice) được sử dụng khi muốn nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động thay vì chủ thể thực hiện. Trong bài thi TOEIC, câu bị động thường xuất hiện trong phần ngữ pháp, đặc biệt trong các đoạn văn mô tả quy trình, báo cáo, hoặc thông báo.
I. Cấu trúc câu bị động
1. Công thức chung
- Chủ động: S + V + O
- Bị động: S (O cũ) + to be + PII (quá khứ phân từ) + (by + N).
Ví dụ: - Chủ động: She writes a letter.
- Bị động: A letter is written by her.
2. Câu bị động ở các thì
Thì | Chủ động | Bị động |
---|---|---|
Hiện tại đơn | S + V(s/es) | S + am/is/are + PII |
Hiện tại tiếp diễn | S + am/is/are + V-ing | S + am/is/are + being + PII |
Hiện tại hoàn thành | S + have/has + PII | S + have/has + been + PII |
Quá khứ đơn | S + V-ed/PII | S + was/were + PII |
Quá khứ tiếp diễn | S + was/were + V-ing | S + was/were + being + PII |
Quá khứ hoàn thành | S + had + PII | S + had + been + PII |
Tương lai đơn | S + will + V | S + will + be + PII |
Tương lai hoàn thành | S + will have + PII | S + will have + been + PII |
Động từ khuyết thiếu | S + modal + V | S + modal + be + PII |
Ví dụ:
- The room is cleaned every day. (Hiện tại đơn)
- The report was being prepared yesterday. (Quá khứ tiếp diễn)
- The project will be completed by next month. (Tương lai đơn)
II. Cách sử dụng câu bị động
1. Khi muốn nhấn mạnh đối tượng chịu tác động
Ví dụ: The new policy was announced by the manager. (Tập trung vào chính sách, không phải người công bố).
2. Khi chủ thể thực hiện không quan trọng hoặc không rõ
Ví dụ: The car was stolen last night. (Không biết ai lấy cắp).
3. Trong văn phong trang trọng, báo cáo, hoặc mô tả quy trình
Ví dụ: The products are manufactured in China.
4. Với các động từ đặc biệt
- Một số động từ như tell, give, show có thể có hai tân ngữ, dẫn đến hai dạng bị động.
Ví dụ: - Chủ động: They gave me a gift.
- Bị động 1: I was given a gift.
- Bị động 2: A gift was given to me.
III. Lưu ý trong TOEIC
- By + tác nhân thường được lược bỏ nếu tác nhân không quan trọng hoặc rõ ràng.
Ví dụ: The meeting was canceled. (Không cần nói bởi ai). - Một số động từ không dùng ở dạng bị động: happen, occur, seem, lack, belong.
Ví dụ: Không nói: The accident was happened. - Chú ý dạng bị động với động từ khuyết thiếu: must be done, should be completed.
- Trong TOEIC, câu bị động thường xuất hiện trong các câu hỏi yêu cầu chọn dạng đúng của động từ hoặc chuyển đổi giữa chủ động và bị động.
- Phân biệt câu bị động với tính từ:
- The window is broken. (Bị động: Cửa sổ bị làm vỡ).
- The window is broken. (Tính từ: Cửa sổ ở trạng thái vỡ).
Bài 19: Hòa hợp chủ ngữ- động từ
Hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ là một phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, đặc biệt trong bài thi TOEIC. Dưới đây là các quy tắc cơ bản để đảm bảo động từ được chia phù hợp với chủ ngữ.
1. Quy tắc cơ bản
Động từ phải hòa hợp với chủ ngữ về số ít / số nhiều nhưng động từ luôn được chia theo chủ ngữ chính.
- Các cụm từ sau cùng với các danh từ đi theo sau nó tạo nên hiện tượng đồng chủ ngữ. Chúng đứng giữa chủ ngữ và động từ, phân tách khỏi 2 thành phần đó bởi dấu phảy. Chúng cũng không có ảnh hưởng gì đến việc chia động từ:
- Together with
- Along with
- Accompanied by
- As well as
Ví dụ: - Mary, along with her manager and some friends, is going to a party tonight.
- Mr. Robbins, accompanied by her wife and children, is arriving tonight.
- Nếu 2 danh từ làm chủ ngữ nối với nhau bằng “and” thì động từ phải chia ở ngôi thứ 3 số nhiều (tương đương với they).
Ví dụ: Mary and her manager are going to a party tonight. - Nhưng nếu 2 đồng chủ ngữ nối với nhau bằng “or” thì động từ phải chia theo danh từ đứng sau “or”. Nếu danh từ đó là số ít thì động từ phải chia số ít và ngược lại.
Ví dụ: Mary or her manager is going to answer the press interview.
2. Các từ luôn đi với danh từ hoặc đại từ số ít
Đó là các danh từ ở bảng sau (còn gọi là các đại từ phiếm chỉ):
any + singular noun | no + singular noun | some + singular noun | every/each + singular noun |
---|---|---|---|
anybody | nobody | somebody | everybody |
anyone | no one | someone | everyone |
anything | nothing | something | everything |
- Neither và Either là số ít nếu chúng không đi với “or” hoặc “nor”.
- Either (có nghĩa 1 trong 2) chỉ dùng cho 2 người hoặc 2 vật. Nếu 3 người (vật) trở lên phải dùng any.
- Neither (không một ai trong hai) chỉ dùng cho 2 người, 2 vật. Nếu 3 người (vật) trở lên dùng not any.
Ví dụ: - Everybody who wants to buy a ticket should be in this line.
- Something is in my eye.
- Anybody who has lost his ticket should report to the desk.
- Neither of his pens is able to be used.
- If either of you takes a vacation now, we will not be able to finish the work.
- No problem is harder than this one.
- Nobody works harder than John does.
3. Cách sử dụng None và No
“None” và “No” đều dùng được với cả danh từ số ít và số nhiều.
- Nếu sau “None of” the là một danh từ không đếm được thì động từ phải ở ngôi thứ 3 số ít. Nếu sau nó là một danh từ số nhiều thì động từ phải chia ở ngôi thứ 3 số nhiều.
- None of the + non-count noun + singular verb
- None of the + plural count noun + plural verb
Ví dụ: - None of the counterfeit money has been found.
- None of the students have finished the exam yet.
- Nếu sau “No” là một danh từ đếm được số ít hoặc không đếm được thì động từ phải ở ngôi thứ 3 số ít. Nếu sau nó là một danh từ số nhiều thì động từ phải ở ngôi thứ 3 số nhiều.
- No + singular noun / non-count noun + singular verb
- No + plural noun + plural verb Ví dụ:
- No example is relevant to this case.
- No examples are relevant to this case.
4. Cách sử dụng cấu trúc either… or (hoặc…hoặc) và neither… nor (không…mà cũng không)
Điều cần lưu ý nhất khi sử dụng cấu trúc này là động từ phải chia theo danh từ đi sau or hoặc nor. Nếu danh từ đó là số ít thì động từ chia ở ngôi thứ 3 số ít và ngược lại. Nếu or hoặc nor xuất hiện một mình (không có either hoặc neither) thì cũng áp dụng quy tắc tương tự.
Ví dụ:
- Neither John nor his friends are going to the beach today.
- Either John or his friends are going to the beach today.
- Neither the boys nor Carmen has seen this movie before.
- Either John or Bill is going to the beach today.
- Neither the director nor the secretary wants to leave yet.
5. V-ing làm chủ ngữ
Khi V-ing dùng làm chủ ngữ thì động từ cũng phải chia ở ngôi thứ 3 số ít.
Ví dụ:
- Knowing her has made him what he is.
- Not studying has caused him many problems.
- Washing with special cream is recommended for scalp infection.
- Being cordial is one of his greatest assets.
- Writing many letters makes her happy.
Người ta sẽ dùng V-ing khi muốn diễn đạt 1 hành động cụ thể xảy ra nhất thời nhưng khi muốn diễn đạt bản chất của sự vật, sự việc thì phải dùng danh từ.
Ví dụ:
- Dieting is very popular today.
- Diet is for those who suffer from a certain disease.
Động từ nguyên thể cũng có thể dùng làm chủ ngữ và động từ sau nó sẽ chia ở ngôi thứ 3 số ít. Nhưng người ta thường dùng chủ ngữ giả “it” để mở đầu câu.
Ví dụ: To find the book is necessary for him = It is necessary for him to find the book.
6. Các danh từ tập thể
Đó là các danh từ ở bảng sau dùng để chỉ 1 nhóm người hoặc 1 tổ chức nhưng trên thực tế chúng là những danh từ số ít, do vậy các đại từ và động từ theo sau chúng cũng ở ngôi thứ 3 số ít.
| Congress | Organization | Government | | family | team | jury | | group | army | majority* | | committee | club | minority | | class | crowd | public |
Ví dụ:
- The committee has met, and it has rejected the proposal.
- The family was elated by the news.
- The crowd was wild with excitement.
- Congress has initiated a new plan to combat inflation.
- The organization has lost many members this year.
- Our team is going to win the game.
Tuy nhiên nếu các thành viên trong nhóm đang hoạt động riêng rẽ, động từ sẽ chia ở ngôi thứ 3 số nhiều:
Ví dụ:
- Congress votes for the bill. (Quốc hội bỏ phiếu cho dự luật, gồm tất cả mọi người)
- Congress are discussing about the bill. (Quốc hội đang tranh luận về dự luật, tức là một số tán thành, một số phản đối).
Danh từ “majority” được dùng tùy theo thành phần sau nó để chia động từ:
-
The majority + singular verb
-
The majority of the + plural noun + plural verb
Ví dụ: -
The majority believes that we are in no danger.
-
The majority of the students believe him to be innocent.
-
The police/the sheep/the fish + plural verb.
Ví dụ:- The sheep are breaking away.
- The police come only to see the dead bodies and a ruin in the bank.
-
A couple + singular verb.
Ví dụ: A couple is walking on the path. -
The couple + plural verb.
Ví dụ: The couple are racing their horses through the meadow. -
Các cụm từ ở nhóm sau chỉ một nhóm động vật hoặc gia súc. Cho dù sau giới từ “of“ là danh từ số nhiều thì động từ vẫn chia theo ngôi chủ ngữ chính – ngôi thứ 3 số ít: flock of birds/ sheep, school of fish, herd of cattle, pride of lions, pack of dogs.
Ví dụ:- The flock of birds is circling overhead.
- The herd of cattle is breaking away.
- A school of fish is being attacked by sharks.
-
Tất cả các danh từ tập thể chỉ thời gian, tiền bạc, số đo, … khi được đề cập đến như một thể thống nhất thì đều được xem là một danh từ số ít. Do đó các động từ và đại từ theo sau chúng phải ở ngôi thứ 3 số ít.
Ví dụ:- Twenty-five dollars is too much for the meal.
- Fifty minutes isn’t enough time to finish this test.
- Twenty dollars is all I can afford to pay for that radio.
- Two miles is too much to run in one day.
- He has contributed $50, and now he wants to contribute another fifty.
7. Cách sử dụng “a number of, the number of”
- A number of = “Một số những …”, đi với danh từ số nhiều, động từ chia ở số nhiều.
- A number of + plural noun + plural verb
Ví dụ: - A number of students are going to the class picnic. (Một số sinh viên sẽ đi …)
- A number of applicants have already been interviewed.
- A number of + plural noun + plural verb
- The number of = “Số lượng những …”, đi với danh từ số nhiều, động từ vẫn ở ngôi thứ 3 số ít.
- The number of + plural noun + singular verb...
Ví dụ: - The number of days in a week is seven. (Số lượng ngày trong tuần là 7)
- The number of residents who have been questioned on this matter is quite small.
- The number of + plural noun + singular verb...
8. Các danh từ luôn ở số nhiều
Bảng sau là những danh từ bao giờ cũng ở hình thái số nhiều vì chúng bao gồm 2 thực thể nên các đại từ và động từ đi cùng với chúng cũng phải ở số nhiều.
| scissors | jeans | eyeglasses | | shorts | tongs | pliers | | pants | trousers | tweezers |
Nếu muốn chúng thành ngôi số ít phải dùng a pair of…
Ví dụ:
- The pants are in the drawer.
- A pair of pants is in the drawer.
- These scissors are dull. (Cái kéo này cùn. Chú ý chỉ có 1 cái kéo nhưng cũng dùng với these)
9. Cách dùng “there is, there are”
Được dùng để chỉ sự tồn tại của người hoặc vật tại một nơi nào đó. Chủ ngữ thật của câu là danh từ đi sau động từ. Nếu nó là danh từ số ít thì động từ to be chia ở ngôi thứ 3 số ít và ngược lại. Mọi biến đổi về thời và thể đều ở to be còn there giữ nguyên.
Ví dụ:
- There has been an increase in the importation of foreign cars.
- There is a storm approaching.
- There was an accident last night.
- There was water on the floor.
- There have been a number of telephone calls today.
- There were too many people at the party.
Lưu ý:
- Các cấu trúc: there is certain/ sure/ likely/ bound to be = chắc chắn là sẽ có
Ví dụ:- There is sure to be trouble when she gets his letter. (Chắc chắn là sẽ có rắc rối khi cô ấy nhận được thư anh ta)
- Do you think there is likely to be snow. (Anh cho rằng chắc chắn sẽ có tuyết chứ)
- Trong dạng tiếng Anh quy chuẩn hoặc văn chương một số các động từ khác ngoài to be cũng được sử dụng với there:
- Động từ trạng thái: stand/ lie/ remain/ exist/ live
- Động từ chỉ sự đến: enter/ go/ come/ follow/ develop
Ví dụ: - In a small town in Germany there once lived a poor shoemaker. (Tại một thị trấn nhỏ ở Đức có một ông thợ giày nghèo sống ở đó)
- There remains nothing more to be done. (Chả còn có gì nữa mà làm)
- Suddenly there entered a strange figure dressed all in black. (Bỗng có một hình bóng kỳ lạ mặc toàn đồ đen đi vào)
- There followed an uncomfortable silence. (Sau đó là một sự im lặng đến khó chịu)
- There + subject pronoun + go/ come/ be: kỳa/ thế là/ rồi thì
Ví dụ:- There he comes. (Anh ta đã đến rồi kia kỳa)
- There you are, I have been waiting for you for over an hour. (Anh đây rồi, tôi đang chờ anh đến hơn một tiếng rồi đấy)
Bài 20: Câu điều kiện
Câu điều kiện gồm có hai phần: Một phần nêu lên điều kiện và một phần còn lại nêu lên kết quả hay được gọi là mệnh đề chỉ điều kiện và mệnh đề chỉ kết quả. Thêm đó, hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ được cho nhau. Đối với người học Tiếng Anh nói chung và người ôn luyện Toeic nói riêng, biết và nắm chắc các vấn đề liên quan tới câu điều kiện như phân loại, cách dùng, trường hợp đặc biệt…. là bắt buộc để có thể hoàn thiện trình học tiếng Anh của mình.
1. Một số lưu ý về câu điều kiện
- Câu điều kiện gồm có hai phần: Một phần nêu lên điều kiện và một phần còn lại nêu lên kết quả hay được gọi là mệnh đề chỉ điều kiện và mệnh đề chỉ kết quả.
Ví dụ:- If it rains, I will stay at home.
- You will pass the exam if you work hard.
- Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ được cho nhau.
Ví dụ: You will pass the exam if you work hard.
2. Các loại câu điều kiện
Loại 1: Điềuhope điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai
Ví dụ: If I have enough money, I will buy a new car.
Cấu trúc: If + Thì hiện tại đơn + Thì tương lai đơn
Loại 2: Điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai - ước muốn ở hiện tại (Nhưng thực tế không thể xảy ra được)
Ví dụ:
- If I had millions of US dollars now, I would give you a half. (I have some money only now)
- If I were the president, I would build more hospitals.
Cấu trúc: If + Thì quá khứ đơn + S + would/ Could/ Should + V
Chú ý: Ở câu điều kiện loại 2, trong vế “IF”, “to be” của các ngôi chia giống nhau và là từ “were“, chứ không phải “was“.
Loại 3: Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ – mang tính ước muốn trong quá khứ (nhưng thực tế không thể xảy ra được)
Ví dụ:
- If they had had enough money, they would have bought that villa.
- If we had found him earlier, we might/could have saved his life.
Cấu trúc: If + thì quá khứ hoàn thành + S + would/ could/ should + have PII + O.
Loại 4: Câu điều kiện Hỗn hợp
-
Cấu trúc cơ bản: Clause 1 (would + V) + if + Clause 2 (had + P2)
Ví dụ: If I had been born in town, I would like life there. (the fact that I wasn’t born in town, so I don’t like life there now) -
But for + noun + điều kiện loại II, III
But for: nếu không có…
Ví dụ:- You help me everyday so I can finish my work. → But for your daily help, I couldn’t finish my work.
- He lent me money, so I was able to buy a car. → But for his loan, I wouldn’t have bought a car.
-
Unless = If not (Trừ phi, nếu không):
Unless thay thế cho If not trong câu điều kiện, nhưng lưu ý rằng mệnh đề theo sau Unless luôn ở dạng khẳng định.
Ví dụ:- If you don’t study hard, you will fail the exam. → Unless you study hard, you will fail the exam.
- If we don’t leave now, we’ll miss the train. → Unless we leave now, we’ll miss the train.
-
Câu điều kiện đảo (Inversion):
Trong văn phong trang trọng, câu điều kiện có thể được viết dưới dạng đảo, bỏ "If" và đảo trợ động từ lên trước chủ ngữ.- Loại 2: If I were rich → Were I rich
- Loại 3: If he had known → Had he known
Ví dụ: - Were I you, I would accept the offer.
- Had she studied harder, she would have passed the exam.
-
Các từ/cụm từ thay thế cho If:
Một số từ hoặc cụm từ khác có thể thay thế cho "If" trong câu điều kiện, như: provided (that), providing (that), as long as, so long as, suppose, supposing, on condition that (với điều kiện là).
Ví dụ:- Provided that you work hard, you will succeed.
- As long as you finish your homework, you can go out to play.
3. Lưu ý đặc biệt
- Trong câu điều kiện loại 2 và 3, động từ "to be" ở mệnh đề If luôn dùng "were" cho mọi chủ ngữ (trừ văn nói có thể dùng "was").
- Câu điều kiện có thể kết hợp với các thì khác nhau trong trường hợp đặc biệt (hỗn hợp).
- Chú ý phân biệt câu điều kiện với các cấu trúc giả định khác (xem Bài 27).
Bài 21: Mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ (Relative Clauses) là một phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, đặc biệt trong phần đọc hiểu của bài thi TOEIC. Mệnh đề quan hệ giúp cung cấp thêm thông tin về danh từ, làm cho câu trở nên rõ ràng và chi tiết hơn. Việc nắm vững cách sử dụng mệnh đề quan hệ sẽ giúp bạn hiểu và trả lời chính xác các câu hỏi trong bài thi.
I. Định nghĩa
Mệnh đề quan hệ là mệnh đề phụ bắt đầu bằng các đại từ quan hệ (who, whom, whose, which, that) hoặc trạng từ quan hệ (where, when, why) để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước nó (tiền tố). Mệnh đề quan hệ đứng ngay sau danh từ mà nó bổ nghĩa.
Ví dụ:
- The man who is standing over there is my teacher.
- The book which I borrowed yesterday is very interesting.
II. Các đại từ quan hệ và cách sử dụng
1. WHO
- Dùng để chỉ người, làm chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ.
Ví dụ: The woman who lives next door is a doctor.
2. WHOM
- Dùng để chỉ người, làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ.
- Trong văn nói, "whom" thường được thay bằng "who" hoặc có thể lược bỏ nếu nó là tân ngữ.
Ví dụ: - The man whom I met yesterday is my boss.
- The man I met yesterday is my boss.
3. WHOSE
- Dùng để chỉ sự sở hữu, có thể dùng cho cả người và vật.
Ví dụ: - The girl whose father is a doctor studies with me.
- The house whose roof is red belongs to my uncle.
4. WHICH
- Dùng để chỉ vật, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề quan hệ.
Ví dụ: - The car which is parked outside is mine.
- The book which I read last week was fascinating.
5. THAT
- Có thể thay thế cho "who", "whom", hoặc "which" trong mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clauses).
- Không dùng "that" sau dấu phẩy hoặc sau giới từ.
Ví dụ: - The movie that we watched was exciting.
- (Không nói: The movie, that we watched, was exciting.)
III. Trạng từ quan hệ
1. WHERE
- Chỉ nơi chốn.
Ví dụ: The city where I was born is very beautiful.
2. WHEN
- Chỉ thời gian.
Ví dụ: I’ll never forget the day when we first met.
3. WHY
- Chỉ lý do.
Ví dụ: The reason why she left is still unclear.
IV. Phân loại mệnh đề quan hệ
1. Mệnh đề quan hệ xác định (Defining Relative Clauses)
- Cung cấp thông tin cần thiết để xác định danh từ đứng trước.
- Không có dấu phẩy ngăn cách.
- Có thể lược bỏ đại từ quan hệ nếu nó là tân ngữ.
Ví dụ: The man who called you is my brother. (Không có thông tin "who called you", ta không biết "the man" là ai.)
2. Mệnh đề quan hệ không xác định (Non-defining Relative Clauses)
- Cung cấp thông tin bổ sung, không cần thiết để xác định danh từ.
- Có dấu phẩy ngăn cách.
- Không thể lược bỏ đại từ quan hệ và không dùng "that".
Ví dụ: My brother, who lives in London, is a doctor. (Thông tin "who lives in London" chỉ là bổ sung, không cần thiết để xác định "my brother".)
V. Lưu ý quan trọng
- Không dùng "that" trong mệnh đề không xác định hoặc sau giới từ.
Ví dụ: This is the house in which I grew up. (Không dùng "in that".) - Lược bỏ đại từ quan hệ: Chỉ lược bỏ khi đại từ quan hệ làm tân ngữ trong mệnh đề xác định.
Ví dụ: The book (which) I read was great. - Whose có thể dùng cho cả người và vật, nhưng phải đứng ngay sau danh từ sở hữu.
- Trong TOEIC, mệnh đề quan hệ thường xuất hiện trong các câu hỏi về ngữ pháp hoặc đọc hiểu, đặc biệt là xác định đại từ quan hệ đúng.
Bài 22: Giản lược mệnh đề quan hệ
Giản lược mệnh đề quan hệ là kỹ thuật rút gọn mệnh đề quan hệ để câu trở nên ngắn gọn và tự nhiên hơn mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Trong bài thi TOEIC, việc hiểu cách giản lược mệnh đề quan hệ giúp bạn nhận diện cấu trúc câu nhanh hơn, đặc biệt trong phần đọc hiểu.
I. Các cách giản lược mệnh đề quan hệ
1. Rút gọn bằng hiện tại phân từ (V-ing)
- Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở dạng chủ động, ta có thể thay thế bằng hiện tại phân từ (V-ing).
- Áp dụng cho cả mệnh đề xác định và không xác định.
Ví dụ: - The man who is talking to Mary is my brother. → The man talking to Mary is my brother.
- The book which describes the city is on the table. → The book describing the city is on the table.
2. Rút gọn bằng quá khứ phân từ (V-ed/PII)
- Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở dạng bị động, ta thay bằng quá khứ phân từ (V-ed hoặc PII).
Ví dụ: - The car which was repaired yesterday is mine. → The car repaired yesterday is mine.
- The documents that were signed by the manager are important. → The documents signed by the manager are important.
3. Rút gọn bằng động từ nguyên thể có "to" (To-infinitive)
- Dùng khi mệnh đề quan hệ có ý nghĩa chỉ mục đích, bổn phận, hoặc khi danh từ đứng trước có các từ như "the first", "the second", "the only", "the last".
Ví dụ: - The first person who arrives at the meeting will get a gift. → The first person to arrive at the meeting will get a gift.
- I have a lot of work which I must finish today. → I have a lot of work to finish today.
4. Rút gọn bằng danh từ hoặc cụm danh từ
- Khi mệnh đề quan hệ cung cấp thông tin bổ sung về danh từ, ta có thể thay bằng một danh từ hoặc cụm danh từ.
Ví dụ: - Mr. Brown, who is my English teacher, is very kind. → Mr. Brown, my English teacher, is very kind.
II. Lưu ý khi giản lược
- Chỉ rút gọn mệnh đề quan hệ khi câu vẫn rõ nghĩa và không gây nhầm lẫn.
- Không rút gọn mệnh đề quan hệ không xác định nếu thông tin bổ sung quan trọng.
- Trong TOEIC, dạng rút gọn bằng V-ing hoặc V-ed thường xuất hiện trong các đoạn văn đọc hiểu, đòi hỏi bạn nhận diện nhanh cấu trúc câu.
Bài 23: Mệnh đề danh ngữ
Mệnh đề danh ngữ (Noun Clauses) là mệnh đề đóng vai trò như một danh từ trong câu, có thể làm chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ hoặc danh từ đồng vị. Trong bài thi TOEIC, mệnh đề danh ngữ thường xuất hiện trong các câu hỏi ngữ pháp hoặc đọc hiểu, đặc biệt liên quan đến việc chọn từ nối đúng.
I. Định nghĩa
Mệnh đề danh ngữ là mệnh đề bắt đầu bằng các từ nghi vấn (what, who, whom, whose, which, where, when, why, how) hoặc các từ nối như "that", "if", "whether". Mệnh đề này hoạt động như một danh từ trong câu.
Ví dụ:
- What she said surprised everyone. (Làm chủ ngữ)
- I don’t know where he lives. (Làm tân ngữ)
II. Chức năng của mệnh đề danh ngữ
1. Làm chủ ngữ
Ví dụ:
- What you need is a good rest.
- Whether he will come is still uncertain.
2. Làm tân ngữ
- Tân ngữ của động từ: I believe that he is honest.
- Tân ngữ của giới từ: It depends on whether you can finish the task.
3. Làm bổ ngữ
Ví dụ: The problem is that we don’t have enough time.
4. Làm danh từ đồng vị
Ví dụ: The fact that she passed the exam made everyone happy.
III. Các từ nối dẫn đầu mệnh đề danh ngữ
1. That
- Dùng trong các câu khai báo, thường làm tân ngữ hoặc bổ ngữ.
Ví dụ: I know that she is coming.
2. If/Whether
- Dùng trong câu hỏi gián tiếp, thường làm tân ngữ hoặc chủ ngữ.
Ví dụ: - I don’t know whether he will attend the meeting.
- If it rains is not my concern.
3. Từ nghi vấn (Wh-words)
- Dùng để hỏi về thông tin cụ thể.
Ví dụ: - I wonder where she went.
- Tell me what you want.
IV. Lưu ý
- Mệnh đề danh ngữ theo sau "that" thường có cấu trúc giống câu trần thuật (S + V).
- Trong văn nói, "that" có thể được lược bỏ khi làm tân ngữ.
Ví dụ: I think (that) he is right. - Phân biệt mệnh đề danh ngữ với mệnh đề quan hệ: Mệnh đề danh ngữ đóng vai trò như danh từ, trong khi mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ.
Bài 24: Mệnh đề trạng ngữ
Mệnh đề trạng ngữ (Adverbial Clauses) là mệnh đề phụ đóng vai trò như một trạng từ, bổ nghĩa cho động từ, tính từ hoặc trạng từ trong câu chính. Mệnh đề trạng ngữ thường được dùng để trả lời các câu hỏi như "khi nào", "ở đâu", "tại sao", "như thế nào", v.v. Trong TOEIC, mệnh đề trạng ngữ xuất hiện nhiều trong phần đọc hiểu và ngữ pháp.
I. Các loại mệnh đề trạng ngữ
1. Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian
- Bắt đầu bằng: when, whenever, while, as, before, after, until, till, since, as soon as, once, etc.
Ví dụ: - I’ll call you when I finish my work.
- As soon as the meeting ends, we’ll leave.
2. Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Bắt đầu bằng: where, wherever, anywhere, everywhere.
Ví dụ: - You can sit wherever you like.
- I’ll follow you where you go.
3. Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân
- Bắt đầu bằng: because, since, as, for.
Ví dụ: - I stayed home because it was raining.
- Since you’re tired, let’s take a break.
4. Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích
- Bắt đầu bằng: so that, in order that.
Ví dụ: - She studied hard so that she could pass the exam.
- We left early in order that we wouldn’t miss the train.
5. Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả
- Bắt đầu bằng: so…that, such…that.
Ví dụ: - It was so cold that we stayed indoors.
- She is such a good singer that everyone admires her.
6. Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện
- Bắt đầu bằng: if, unless, provided that, as long as, etc.
Ví dụ: - If you work hard, you’ll succeed.
- Unless you hurry, you’ll be late.
7. Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ
- Bắt đầu bằng: although, though, even though, despite, in spite of.
Ví dụ: - Although it was raining, we went out.
- Even though he was tired, he kept working.
8. Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức
- Bắt đầu bằng: as, as if, as though.
Ví dụ: - Do as I told you.
- He acts as if he were the boss.
II. Lưu ý
- Mệnh đề trạng ngữ thường được nối với câu chính bằng liên từ phụ thuộc.
- Một số mệnh đề trạng ngữ có thể được rút gọn bằng phân từ (V-ing, V-ed) hoặc cụm danh từ.
Ví dụ: - While I was walking home, I saw an accident. → Walking home, I saw an accident.
- Trong TOEIC, cần chú ý chọn đúng liên từ phù hợp với ý nghĩa của mệnh đề trạng ngữ.
Bài 25: Liên từ
Liên từ (Conjunctions) là từ hoặc cụm từ dùng để nối các từ, cụm từ, mệnh đề hoặc câu với nhau, tạo sự liên kết về mặt ý nghĩa. Trong bài thi TOEIC, liên từ xuất hiện nhiều trong các câu hỏi ngữ pháp, đặc biệt là phần hoàn thành câu và đọc hiểu.
I. Phân loại liên từ
1. Liên từ đẳng lập (Coordinating Conjunctions)
- Nối các thành phần có vai trò ngữ pháp ngang nhau (từ với từ, mệnh đề với mệnh đề, câu với câu).
- Các liên từ đẳng lập phổ biến: and, but, or, nor, for, so, yet.
Ví dụ: - I wanted to attend the meeting, but I was sick.
- You can study now, or you can study later.
- She worked hard, so she passed the exam.
Mẹo nhớ: Các liên từ đẳng lập có thể được nhớ bằng từ viết tắt FANBOYS (For, And, Nor, But, Or, Yet, So).
2. Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)
- Nối mệnh đề phụ với mệnh đề chính, thường dùng trong mệnh đề trạng ngữ.
- Các liên từ phụ thuộc phổ biến: because, since, as, although, though, while, when, if, unless, before, after, until, so that, etc.
Ví dụ: - I stayed home because it was raining.
- Although he was tired, he kept working.
- I’ll wait until you finish.
3. Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)
- Hoạt động theo cặp để nối các thành phần ngang bằng về ngữ pháp.
- Các cặp liên từ tương quan: either…or, neither…nor, not only…but also, both…and, whether…or.
Ví dụ: - Either you leave or I will call the police.
- She is not only intelligent but also hardworking.
- Both John and Mary attended the meeting.
II. Lưu ý khi sử dụng liên từ
- And thường dùng để bổ sung thông tin.
- But và yet dùng để chỉ sự tương phản.
- Or dùng để chỉ sự lựa chọn.
- So dùng để chỉ kết quả.
- For dùng để giải thích lý do (ít dùng trong văn nói).
- Trong TOEIC, cần chú ý chọn liên từ phù hợp với ngữ cảnh và ý nghĩa của câu.
Ví dụ: - He didn’t study, so he failed the test. (Đúng)
- He didn’t study, but he failed the test. (Sai, vì "but" không phù hợp với ngữ cảnh kết quả).
Bài 26: Quá khứ phân từ (ed) và hiện tại phân từ (Ving)
Quá khứ phân từ (Past Participle - V-ed/PII) và hiện tại phân từ (Present Participle - V-ing) là hai dạng động từ thường được sử dụng để rút gọn mệnh đề, bổ nghĩa cho danh từ, hoặc diễn đạt ý nghĩa đặc biệt trong câu. Trong TOEIC, chúng thường xuất hiện trong các câu hỏi ngữ pháp và đọc hiểu.
I. Quá khứ phân từ (V-ed/PII)
1. Cách sử dụng
- Trong thì hoàn thành: Dùng với "have/has/had" để diễn tả hành động đã hoàn thành.
Ví dụ: I have finished my homework. - Trong câu bị động: Dùng với "be" để diễn tả hành động chịu tác động.
Ví dụ: The room was cleaned yesterday. - Rút gọn mệnh đề bị động: Thay thế mệnh đề quan hệ bị động.
Ví dụ: The book written by J.K. Rowling is famous. (Thay cho: The book which was written by J.K. Rowling) - Bổ nghĩa cho danh từ: Diễn tả trạng thái hoặc kết quả của hành động.
Ví dụ: A broken glass was on the floor.
2. Lưu ý
- Quá khứ phân từ của động từ bất quy tắc không theo quy tắc thêm "-ed" mà phải tra bảng động từ bất quy tắc (go → gone, see → seen).
- Trong TOEIC, cần chú ý phân biệt quá khứ phân từ với động từ ở thì quá khứ đơn.
II. Hiện tại phân từ (V-ing)
1. Cách sử dụng
- Trong thì tiếp diễn: Dùng với "be" để diễn tả hành động đang xảy ra.
Ví dụ: She is reading a book. - Rút gọn mệnh đề chủ động: Thay thế mệnh đề quan hệ chủ động.
Ví dụ: The man sitting over there is my boss. (Thay cho: The man who is sitting over there) - Bổ nghĩa cho danh từ: Diễn tả hành động đang diễn ra hoặc đặc tính của danh từ.
Ví dụ: A crying baby woke me up. - Sau các động từ tri giác: see, hear, watch, smell, etc., để chỉ hành động đang xảy ra.
Ví dụ: I saw him crossing the street.
2. Lưu ý
- Hiện tại phân từ không thay đổi theo thì, luôn giữ dạng V-ing.
- Phân biệt V-ing trong vai trò phân từ (bổ nghĩa) và danh động từ (làm chủ ngữ, tân ngữ).
Ví dụ: - Swimming is good for health. (Danh động từ, làm chủ ngữ)
- The boy swimming in the pool is my brother. (Phân từ, bổ nghĩa)
III. So sánh V-ed và V-ing
V-ed (Quá khứ phân từ) | V-ing (Hiện tại phân từ) |
---|---|
Mang nghĩa bị động hoặc hoàn thành. | Mang nghĩa chủ động hoặc đang diễn ra. |
Ví dụ: A damaged car (Xe bị hỏng). | Ví dụ: A running dog (Chú chó đang chạy). |
IV. Lưu ý trong TOEIC
- Cần nhận diện đúng dạng phân từ để chọn đáp án phù hợp trong câu hỏi ngữ pháp.
- Phân biệt V-ed và V-ing khi bổ nghĩa cho danh từ: V-ed thường chỉ trạng thái, V-ing chỉ hành động.
Ví dụ: - The confusing instructions made me lost. (Hành động gây nhầm lẫn)
- I felt confused by the instructions. (Trạng thái bị nhầm lẫn)
Bài 27: Câu giả định
Câu giả định (Subjunctive) diễn tả tình huống không có thật, giả định, ước muốn, hoặc yêu cầu. Trong tiếng Anh hiện đại, câu giả định ít được sử dụng trong văn nói nhưng vẫn xuất hiện trong văn viết trang trọng và bài thi TOEIC, đặc biệt trong phần ngữ pháp.
I. Cấu trúc câu giả định
1. Giả định hiện tại (Present Subjunctive)
- Dùng động từ nguyên thể (không "to") cho mọi ngôi.
- Thường xuất hiện sau các động từ chỉ yêu cầu, đề nghị, hoặc mệnh lệnh: suggest, recommend, demand, insist, propose, etc.
Ví dụ: - The manager suggested that everyone attend the meeting.
- I recommend that she study harder.
2. Giả định quá khứ (Past Subjunctive)
- Dùng dạng giống thì quá khứ đơn, nhưng với "to be" thì dùng "were" cho mọi ngôi.
- Diễn tả điều không có thật ở hiện tại, thường xuất hiện sau "wish", "if only", hoặc "as if/as though".
Ví dụ: - I wish I were rich. (Ước muốn không thật ở hiện tại)
- He acts as if he were the boss. (Giả định không thật)
3. Giả định quá khứ hoàn thành (Past Perfect Subjunctive)
- Dùng dạng giống thì quá khứ hoàn thành (had + PII).
- Diễn tả điều không có thật trong quá khứ, thường sau "wish", "if only".
Ví dụ: - I wish I had studied harder. (Ước muốn không thật trong quá khứ)
- If only we had known the truth earlier.
II. Các trường hợp sử dụng câu giả định
1. Sau các động từ chỉ yêu cầu, đề nghị
- Các động từ: advise, ask, command, demand, insist, propose, recommend, request, suggest, urge, etc.
- Cấu trúc: S + V + that + S + V(bare infinitive).
Ví dụ: - The teacher insisted that we be on time.
- They proposed that the meeting be postponed.
2. Sau các tính từ chỉ tính cần thiết
- Các tính từ: important, essential, necessary, vital, desirable, etc.
- Cấu trúc: It is + Adj + that + S + V(bare infinitive).
Ví dụ: - It is essential that everyone follow the rules.
- It is important that she arrive early.
3. Sau "wish" và "if only"
- Wish + quá khứ đơn: Ước muốn không thật ở hiện tại.
Ví dụ: I wish I knew the answer. - Wish + quá khứ hoàn thành: Ước muốn không thật ở quá khứ.
Ví dụ: I wish I hadn’t said that. - If only có cách dùng tương tự "wish".
Ví dụ: If only I were taller!
4. Sau "as if/as though"
- Diễn tả điều không thật hoặc giả định.
Ví dụ: - She talks as if she knew everything. (Cô ấy nói như thể cô ấy biết hết mọi thứ)
- He looked as though he had seen a ghost. (Anh ấy trông như thể đã thấy ma)
III. Lưu ý trong TOEIC
- Câu giả định thường xuất hiện trong các câu hỏi ngữ pháp, yêu cầu chọn dạng động từ đúng (nguyên thể hoặc were/had + PII).
- Phân biệt câu giả định với câu điều kiện: Câu giả định không có mệnh đề kết quả rõ ràng như câu điều kiện.
- Trong văn nói, dạng giả định hiện tại đôi khi được thay bằng "should + V" hoặc động từ chia bình thường.
Ví dụ: - The boss suggested that we should attend the meeting. (Thay vì "attend")
- Chú ý các động từ như "suggest", "recommend" có thể theo sau V-ing thay vì câu giả định trong một số trường hợp.
Ví dụ: I suggested going to the park.