Tỉnh Mỹ Tho cũ thuộc địa phương nào hiện nay?
Năm 1976, tỉnh Mỹ Tho sáp nhập với tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho để tạo thành một tỉnh mới. Bạn có biết đây là địa phương nào?
Câu 1: Tỉnh Mỹ Tho được sáp nhập thành địa phương nào hiện nay?
-
Tiền Giang
-
Đồng Tháp
-
Hậu Giang
Đáp án câu 1
95% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Căn cứ Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Mỹ Tho được thành lập năm 1900, theo báo Ấp Bắc và Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang. Ban đầu, tỉnh Mỹ Tho có ba trung tâm hành chính là Châu Thành, Cai Lậy và Chợ Gạo. Sau nhiều lần chia tách, năm 1976, hai tỉnh Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho được sáp nhập để thành lập tỉnh mới là Tiền Giang.
Địa bàn tỉnh Mỹ Tho cũ hiện tương ứng với thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy và các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phước, cùng thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay.
Câu 2: Tỉnh này không có biển?
-
Đúng
-
Sai
Đáp án câu 2
67% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được quy hoạch nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh này giáp biển Đông về hướng đông nam, đường bờ biển dài hơn 30 km.
Nằm bên bờ sông Tiền, đất đai ở Tiền Giang thích hợp trồng cây ăn trái, là địa phương trọng điểm về sản xuất trái cây. Hiện, tỉnh có khoảng 68.000 hecta cây ăn quả, cho sản lượng trên một triệu tấn mỗi năm, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh.
Câu 3: Loại quả nào là đặc sản của địa phương này?
-
Chôm Chôm
-
Măng Cụt
-
Vú Sữa
Đáp án câu 3
67% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Vú sữa được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau... Trong đó, Tiền Giang trồng nhiều nhất với hơn 3.170 hecta, chủ yếu ở huyện Châu Thành.
Nổi tiếng nhất là vú sữa Lò Rèn bởi vỏ mỏng, sáng bóng, thịt nhiều và ngọt, thơm. Diện tích trồng vú sữa Lò Rèn ở Tiền Giang khoảng 330 hecta
Câu 4: Ngôi chùa nào ở Tiền Giang có kiến trúc kết hợp phong cách Pháp, Khmer, Hoa, Việt?
-
Chùa Vĩnh Ngiêm
-
Chùa Vĩnh Tràng
-
Chùa Vĩnh Bảo
Đáp án câu 4
67% người chơi trả lời đúng câu hỏi này Chùa Vĩnh Tràng nằm ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, hình thành đầu thế kỷ 19, vốn chỉ là một am nhỏ với mái tranh vách đất. Năm 1849, chùa được xây lại và đặt tên là Vĩnh Trường, song người dân vẫn quen gọi là Vĩnh Tràng.
Chùa có diện tích khoảng 20.000 m2 với quần thể tượng Phật, tháp chuông, chính điện, nhà tổ... pha trộn nhiều phong cách kiến trúc. Chẳng hạn, mặt chính, cổng của chùa giống nhà cổ kiểu Pháp, phần nóc ảnh hưởng văn hóa Khmer, mái vòm có hoa văn trang trí kiểu La Mã xen phong cách thời Phục Hưng của phương Tây. Phần gian chánh điện và nhà tổ làm theo kiểu của người Hoa nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam.