Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông quê ở tỉnh nào?
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là tác giả bộ "Y tông tâm lĩnh" - bách khoa toàn thư về y học của thế kỷ 18. Bạn có biết quê của ông ở đâu?
Câu 1: Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông quê ở tỉnh nào?
-
Hưng Yên
-
Hà Tĩnh
-
Nghệ An
Đáp án câu 1
68% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm 1720 ở làng Liêu Xá, xã Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ngày nay). Tuy nhiên, phần lớn cuộc đời ông gắn với quê mẹ ở thôn Bầu Thượng, xã Tĩnh Diễm, huyện Hương Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ "Y tông tâm lĩnh" (Những lĩnh hội tâm huyết trong ngành y). Bộ sách gồm 28 tập, 66 cuốn về cả y đức, y lý, y thuật, dược. Đây được xem là bách khoa toàn thư về y học thế kỷ 18. Ông còn có tập bút ký "Thượng kinh ký sự" bằng chữ Hán, kể về hành trình lên kinh chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và thái tử Trịnh Cán.
Ông mất năm 71 tuổi. Nhiều đường phố được đặt theo biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông của ông.
Câu 2: Tỉnh này thuộc khu vực nào?
-
Trung du và miền núi phía Bắc
-
Đồng bằng sông Hồng
-
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Đáp án câu 2
79% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Hưng Yên thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, giáp tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam.
Với diện tích 930 km2, tỉnh này có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm TP Hưng Yên, TX Mỹ Hào, các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ.
Hưng Yên là một trong hai tỉnh Bắc Bộ có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng núi và cũng không giáp biển. Độ cao đất đai gần như đồng đều, được bồi đắp phù sa bởi hai con sông lớn là sông Hồng và sông Luộc.
Câu 3: Tỉnh này từng hợp nhất với tỉnh nào vào năm 1968?
-
Thái Bình
-
Hải Phòng
-
Hải Dương
Đáp án câu 3
85% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hợp nhất tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hải Dương.
Hải Hưng khi đó chiếm 21,7% tổng diện tích đồng bằng Bắc Bộ với số dân hơn 1,6 triệu. Nằm giáp Hà Nội và Hải Phòng, tỉnh có vị trí quan trọng về kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp.
Năm 1996, Hải Hưng được tách ra để tái lập hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.
Câu 4: Ngoài Lê Hữu Trác, nhân vật nào dưới đây quê Hưng Yên?
-
Đoàn Thị điểm
-
Tô Ngọc Vân
-
Cả hai
Đáp án câu 4
69% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Bà Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.
Theo sách Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, bà Điểm "dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ". Bà theo cha và anh trai học hành nên sớm nổi danh tài sắc hơn người. Bà từng từ chối vào phủ chúa Trịnh để theo cha đi dạy học, rồi làm nghề bốc thuốc. Bà cũng có thời gian vào cung làm giáo thụ, dạy học cho cung phi.
"Truyền kỳ tân phả", cuốn sách ghi chép những chuyện lạ, là tác phẩm nổi tiếng của bà Đoàn Thị Điểm. Bà được cho là người dịch tập thơ chữ Hán "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn sang chữ quốc âm và sáng tác nhiều bài thơ.
Còn họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1908 trong gia đình nghèo tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1931, từng cộng tác với nhiều tờ báo như Phong Hóa, Ngày Nay hay Thanh Nghị.
Ông được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam, nằm trong "bộ tứ" nổi tiếng của giới hội họa: "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn" (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).
Họa sĩ Tô Ngọc Vân hy sinh ở vùng sát chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954. Ông để lại trên 150 tranh và ký họa. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thiếu nữ bên hoa huệ, được sáng tác năm 1943.