Skip to main content

Triều đại nào bị nhà Mạc chia cắt?

Đây là triều đại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, từng bị gián đoạn 6 năm do nhà Mạc cướp ngôi.

Câu 1: Triều đại nào bị nhà Mạc chia cắt?

  • Hậu Lê

  • Trần

Đáp án câu 1

85% người chơi trả lời đúng câu hỏi này

Triều Hậu Lê bắt đầu từ năm 1428 kết thúc vào năm 1789. Trong quá trình này, nhà Hậu Lê có 6 năm bị chia cắt do bị nhà Mạc cướp ngôi, tạo thành hai giai đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng.

Nhà Lê sơ kéo dài 99 năm, từ 1428 đến 1527. Thời Lê trung hưng kéo dài 256 năm, từ năm 1533 đến năm 1789.

Đây là triều đại phong kiến tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2: Triều đại này trải qua bao nhiêu đời vua?

  • 20

  • 23

  • 26

Đáp án câu 2

48% người chơi trả lời đúng câu hỏi này

Triều đại Hậu Lê có 26 vua. Trong đó, nhà Lê sơ có 10 vua (có tài liệu chép 11 vua nhưng sử sách thường chỉ công nhận 10) và nhà Lê trung hưng có 16 vua.

10 vị vua nhà Lê sơ, gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng.

16 vị vua nhà Lê trung hưng, gồm: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).

Câu 3: Vua nào của triều đại này lên ngôi khi mới 1,5 tuổi?

  • Lê Nhân Tông

  • Lê Túc Tông

  • Lê Chiêu Tông

Đáp án câu 3

29% người chơi trả lời đúng câu hỏi này

Vua Lê Nhân Tông, tên húy là Lê Bang Cơ, sinh năm 1441, là con thứ ba của vua Lê Thái Tông.

Do vua cha mất trong vụ án Lệ Chi Viên (ngày 4/8/1442), bốn tháng sau, ngày 8/12, Nhân Tông được các đại thần là Trịnh Khả, Lê Thụ và Nguyễn Xí lập lên ngôi. Khi ấy, ông được 1 tuổi 6 tháng, là vị vua lên ngôi sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh phải buông rèm nhiếp chính, quyết đoán việc nước.

Đến cuối năm 1453, vua bắt đầu đích thân coi chính sự, đổi niên hiệu, đại xá. Trong thời gian trị vì, Lê Nhân Tông đã cho đúc tiền Diên Ninh (năm 1454), sai Phan Phu Tiên soạn bộ Đại Việt sử ký từ thời Trần Thái Tông đến khi người Minh về nước (năm 1455). Ngoài ra, ông còn xuống lệnh khuyến khích nông nghiệp, miễn giảm thuế khóa rất nhiều cho nhân dân.

Câu 4: Vua nào trị vì lâu nhất triều đại này?

  • Lê Thái Tổ

  • Lê Thái Tông

  • Lê Thánh Tông

Đáp án câu 4

68% người chơi trả lời đúng câu hỏi này

Lê Thánh Tông có tên húy là Lê Tư Thành, sinh năm 1442, là con của vua Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Dao. Ông được các đại thần tôn lên làm vua năm 1460, sau khi vua Lê Nhân Tông bị Lê Nghi Dân sát hại. Người này sau đó tự lên ngôi nhưng bị các đại thần lật đổ, chính là vị vua không được sử sách công nhận.

Lê Thánh Tông ở ngôi đến năm 1497, tổng cộng hơn 37 năm, là vua trị vì lâu nhất nhà Hậu Lê. Trong thời kỳ ông nắm quyền, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ ở mọi phương diện, từ kinh tế, chính trị, quân sự đến giáo dục, văn hóa, xã hội. Lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man.